Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Pin điện mỏng như tờ giấy

 

Bột giấy và muối là hai thành phần cần và đủ để tạo ra một loại pin mới, sản phẩm được các nhà khoa học ĐH Uppsala, Thụy Điển phát triển.

Pin sử dụng các lớp cellulose trong giấy như những điện cực, và giữa chúng có đặt một lớp điện phân bằng… muối. Thiết kế này cho ra sản phẩm pin có trọng lượng rất nhỏ và độ dày của nó chỉ nhỉnh hơn một tờ giấy.

Mary Stromme, trưởng nhóm nghiên cứu mô tả triển vọng của pin: "Pin có thể sẽ được sử dụng để tạo ra các thiết bị y tế có chi phí thấp, hay nhúng vào các vật liệu làm bao bì hoặc khâu vào bất kỳ loại vải nào. Sản xuất pin rất đơn giản và rẻ tiền, do đó, việc tạo ra pin thậm chí, có thể được tiến hành tại các nước đang phát triển vì không cần bất kỳ loại thiết bị đặc biệt nào". 

Điều đáng chú ý ở đây là loại pin này thân thiện môi trường, do nó được cấu tạo từ các chất không gây hại môi trường. Pin sử dụng muối dạng rắn thay cho dạng gel (chất nhờn) hoặc dạng lỏng như trước trước đây. Và các chất sử dụng không phải là hợp chất giữa lithium với coban, niken hoặc mangan.

Thêm một tính năng đặc biệt nữa của pin "màng mỏng" là có thể sạc hàng chục nghìn lần, và trong trạng thái ngắt điện, nó có thể lưu trữ một lượng điện tích mà phải sau nhiều năm mới mất đi. Tính năng này có thể ứng dụng để giúp lưu trữ thông tin về các loại hàng hóa đóng gói trong hộp. Nhờ năng lượng lưu trữ của pin, các chip sẽ giữ thông số về sản phẩm và cung cấp thông tin cho người quản lý bất kỳ lúc nào trong suốt một thập kỷ”.

Pin thế hệ mới còn có thể sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, giải trí. Ứng dụng triển vọng nhất ở trong lĩnh vực báo và tạp chí điện tử cầm tay. Nhà xuất bản “in” nội dung bài báo trên một tấm phim OLED trong suốt, tấm phim này sẽ hiển thị văn bản, hình ảnh, thậm chí hiển thị cả video hoặc các file âm thanh, những ứng dụng cần năng lượng từ pin.

Tiếp nối việc nghiên cứu, các nhà khoa học Thụy Điển dự kiến, họ cho ra lò sản phẩm chính thức vào cuối năm nay.

 

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học // Pravda )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Robot kiêm máy tính để bàn mini
  • Những phát minh vì con người năm 2008
  • 10 công cụ tìm kiếm có thể bạn chưa biết
  • Dịch vụ mạng 3G sẽ phát triển “siêu tốc”
  • 10 thất bại công nghệ lớn nhất thập kỷ
  • Máy tính điều khiển bằng giọng nói ở Đại học Bách Khoa
  • Hàng nghìn người dùng email bị xâm nhập dữ liệu
  • Xem tivi không phụ thuộc thời gian phát sóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị