Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

1/4 số tên trên mạng là giả

Một báo cáo mới cho biết, hơn 1/4 số người trực tuyến dùng tên giả và hơn 1/5 số người đã từng làm một số việc trực tuyến mà họ cảm thấy hối tiếc.

Những ảnh hưởng về mặt tâm lý và hành vi của cuộc sống trực tuyến đã được phác thảo trong một báo cáo của Công ty an ninh mạng Norton.

Báo cáo này cho biết, 2/3 số người dùng web đã từng bị tấn công bởi tội phạm mạng, với thiệt hại và thời gian để giải quyết hậu quả của những vụ tấn công này rất khác biệt trên phạm vi toàn cầu.

Nhưng một lượng lớn những hành vi bất lương trực tuyến là đến từ chính những người trả lời.

17% số người trả lời cuộc điều tra của Norton đã nói dối trực tuyến về tuổi tác hay nơi mình sinh sống, trong khi 9% nối dối về khả năng tài chính hay tình trạng hôn nhân hiện tại và 7% nói dối về vẻ bề ngoài của mình.

Cuộc điều tra mang tên "Báo cáo về tội phạm mạng của Norton: Sự tác động của con người" đã hé mở việc nói các chi tiết không chỉ về tỷ lệ người dùng web bị tấn công bởi tội phạm mạng mà còn về sự chênh lệch giữa các quốc gia cũng như là thiệt hại với mỗi nạn nhân của tội phạm mạng.

Ở Anh, 59% số người trả lời đã từng bị biến thành nạn nhân; ở mức trung bình, những người trả lời bị tấn công bởi tội phạm mạng gần đây nhất đã phải mất tới 25 ngày để giải quyết hậu quả và thiệt hại khoảng 153USD.

Trong khi đó, những người dùng mạng ở Brazil và Ấn Độ mất từ 43-44 ngày để khắc phục hậu quả và chi phí để khắc phục hậ quả cũng rất khác nhau: Ở Brazil là 1408 USD, còn Ấn Độ là 114USD.

Thụy Điển là quốc gia có thời gian khắc phục hậu quả nhanh nhất, với 9 ngày và mất chi phí trung bình khoảng 178USD.
Những kết quả thu được từ cuộc điều tra còn cho biết thái độ của những người trả lời với các vấn đề về đạo đức và hành vi của chính họ.

Nhiều người cảm thấy việc tải các bài nhạc, album hay phim mà không trả tiền là "hợp pháp" (tỷ lệ tương ứng cho từng thể loại theo thứ tự là 17%, 14% và 15%), trong khi 17% số người trả lời coi việc đạo văn là một thực tế chấp nhận được.

Gần 1/3 số người tham gia điều tra đã gửi thư điện tử hoặc đưa ảnh của một người khác lên mạng mà chưa được cho phép và 1/4 số người cho biết đã từng xem lén nhật ký lướt web của người khác. 

(Theo Hanoimoi Online // BBC News)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Sâu phim sex lây lan toàn cầu
  • Lần đầu tiên chữ ký số chính thức được bán rộng rãi
  • Hệ điều hành Windows XP sắp tận số?
  • Nghìn lẻ một kiểu lỗi không thấy trang
  • Gần 6 triệu máy tính nhiễm virus trong tháng 8
  • Gỡ bỏ chương trình bảo mật
  • Vô hiệu hóa touchpad của laptop
  • Hai smartphone “khủng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị