Việc phát tán thông tin mật của Bộ Quốc phòng Mỹ trên WikiLeaks như đang đặt ra thách thức an ninh thông tin trong thời đại kỹ thuật số.
![]() |
Người sáng lập WikiLeaks - nhà báo người Australia, Julian Assange. |
Hơn 90.000 thông tin bí mật của quân đội Mỹ đã bị WikiLeaks chuyển cho báo chí ngày 25/7, với nhiều chi tiết chưa ai biết về cuộc chiến ở Afghanistan. Đây được cho là vụ rò rỉ tư liệu mật lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.
Ngay khi những tài liệu mật này được công bố, WikiLeaks đã bị Nhà Trắng lên án gay gắt, coi đó là “hành vi vi phạm pháp luật Liên bang".
WikiLeaks được các nhóm nhà báo, nhà toán học và các kỹ sư công nghệ của Mỹ, Đài Loan, châu Âu, Australia và Nam Phi thành lập, có trang web mang tên “wikileaks.org” chuyên công bố công khai các tài liệu nhạy cảm của chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức chính trị hoặc tôn giáo được những người ẩn danh cung cấp. Người sáng lập WikiLeaks là nhà báo người Australia, Julian Assange.
Ông James Lewis, một chuyên gia mạng tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) đã so sánh vụ phát tán trên với sự cố năm 1971, khi dữ liệu trong hồ sơ Cuộc chiến Việt Nam của Lầu Năm Góc bị rò rỉ. Người tiết lộ gần 7.000 trang tài liệu tuyệt mật về chiến tranh Việt Nam của Lầu Năm Góc khí đó là Daniel Ellsberg, một sỹ quan của cơ quan này từng tham chiến ở Việt Nam.
Sự khác biệt với việc phát tán tài liệu của Lầu Năm Góc năm 1971 là ở chỗ Daniel Ellsberg (khi đó) lấy tài liệu ở dạng in trên giấy và đưa cho phóng viên. Còn ngày nay, người ta có thể lấy nhiều tài liệu hơn nhiều lần và phát tán cho toàn thế giới chỉ bằng 1 lần nhấp chuột.
WikiLeaks đã không xác định nguồn tài liệu mật nhưng mối nghi ngờ hiện đang nhắm tới Bradley Manning, nhà phân tích tình báo quân đội Mỹ đang bị giam tại một nhà tù quân sự ở Kuwait.
Manning đã bị bắt vào tháng 5 sau khi WikiLeaks phát đoạn băng video về vụ tấn công do 1 chiếc trực thăng Apache của Mỹ thực hiện tại Iraq và có dân thường chết trong vụ oanh tạc này. Manning bị buộc tội cung cấp thông tin quốc phòng cho một nguồn trái phép.
Theo một cựu quan chức Lầu Năm Góc (đề nghị không nêu tên), cuộc cách mạng truyền thông kỹ thuật số, trong khi mang lại lợi ích to lớn cho xã hội nói chung thì cũng tạo ra lo ngại về an ninh. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và phần mềm xã hội chắc chắn sẽ làm tăng rủi ro dẫn tới những vụ việc như thế này xảy ra.
Trong thời đại Internet, nhiều người có thể truy cập cơ sở dữ liệu và xem tất cả tài liệu được lưu trữ của một nơi nào đó. Nhưng cách người ta kiểm soát quyền truy cập lại dựa trên một mô hình cũ hơn, tức là dựa vào mức độ tin tưởng cá nhân, đó là điều tốt, nhưng không đủ.
Trước khi có Internet thì người ta không quá lo lắng về việc dữ kiện bị phát tán, bởi nếu 1 tờ báo có đăng thì cũng không thể nào phát tán được 90.000 văn bản một lúc, thế nhưng Wikileaks có thể làm điều đó trong vài giây.
(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com