Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường dịch vụ tin học tiềm năng ở lục địa đen

Việc hiện đại hóa các xí nghiệp tại châu Phi đã tạo ra một thị trường tiềm năng cho các công ty chuyên mua bán các giải pháp tin học. Từ các tập đoàn lớn đến các các công ty quốc gia đều cho rằng dịch vụ tin học tại châu Phi là một thị trường có mức tăng trưởng mạnh như điện thoại di động trong những năm gần đây.

Fouad Jellah, Giám đốc khu vực châu Phi nói tiếng Pháp của Tập đoàn Hewlett-Packard (HP), khẳng định HP coi châu Phi là một thị trường đầy hứa hẹn. Không chỉ nhắm vào những nhu cầu về thiết bị như máy tính, máy in, máy chủ và phần mềm, các nhà sản xuất như HP còn chú trọng tới các dịch vụ như bảo trì, liên kết mạng, đào tạo và tư vấn, lĩnh vực sẽ đạt tốc độ tăng 20- 30%/năm so với mức tăng 5-10% tại châu Âu và Mỹ. Hiện đã có mặt tại Casablanca (Marốc), HP dự kiến mở văn phòng đại diện tại Bờ Biển Ngà và Libi trong năm 2011.
Theo tập đoàn nghiên cứu Gartner, các công ty dịch vụ tin học (SSII) thế giới có tổng thu nhập 748 tỷ USD. Do cạnh tranh, họ đã tăng cường sự hiện diện tại châu Phi. Ước tính hiện có tới 1.500 SSII tại Marốc và con số cũng gần như vậy tại Tuynidi. Những tên tuổi hàng đầu thế giới như Accenture, Unilog, Capgemini đều đã có các chi nhánh tại châu lục này.
Nếu như các SSII vào châu Phi làm ăn, lúc đầu chủ yếu thiết kế các hệ thống dữ liệu cho các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, giờ đây hoạt động đã rất đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, dẫn đến sự cạnh tranh trong khu vực. Các công ty M2M và S2M của Marốc bán ra khắp châu lục các phần mềm thanh toán.
Trong lĩnh vực quản lý, công ty GFI của Marốc có kim ngạch xuất khẩu tăng từ 15-20%/năm đã trang bị hệ điều hành thông minh cho khoảng một trăm xí nghiệp Marốc và đề xuất chương trình dịch vụ liên kết theo kiểu quốc tế.
Thành lập năm 1994 tại Xênêgan, công ty Chaka hoạt động trên các nền âm thanh cho phép khách hàng thu thập thông tin từ xa. Công ty còn cung cấp bộ thao tác Sonatel nhờ thắng thầu trước các tên tuổi như Alcatel (Pháp) và Siemens (Đức).
Tại Bờ Biển Ngà, Inova khởi nghiệp từ năm 2003 và có doanh thu 1,3 tỷ CFA (2,2 triệu euro). Chuyên về đào tạo và thiết kề phần mềm, Inova giới thiệu các dịch vụ tại Mali, Xênêgan và Buốckina Phaxô trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, phân phối nước, năng lượng, hành chính và điện thoại di động.
Tại Bắc Phi, một số lớn SSII đã trở thành nhà sáng chế phần mềm ứng dụng. Trong lĩnh vực tin học tiền tệ, các công ty Marốc đã thực sự trở thành những "lãnh tụ" của châu Phi tại các cuộc đấu thầu quốc tế. Trong khi đó, các SSII tại các nước ở phía nam sa mạc Xahara dựa vào các công nghệ hiện có và đưa chúng vào sử dụng bằng việc bán ra các phần mềm của Oracle, các giải pháp mạng của Cisco và các máy chủ của IBM.

(Thông tấn xã Việt Nam)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị