Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Internet: Doanh nghiệp nội bị thu hẹp thị phần

Việt Nam hiện được xem là thị trường Internet lớn nhất Đông Nam Á, vậy mà các doanh nghiệp nội trong ngành công nghiệp nội dung số đang ngày càng bị thu hẹp thị phần…

Cơ hội lớn, nhưng không dễ tận dụng
 
Internet bắt đầu phổ biến tại Việt Nam từ năm 1998, nhưng phải từ giữa năm 2003, khi ADSL (băng thông rộng) ra mắt tại Việt Nam với giá rất rẻ thì Internet mới thực sự bùng nổ. Và Việt Nam hiện tại được xem là thị trường Internet lớn nhất Đông Nam Á với hơn 20 triệu người sử dụng Internet. Con số này còn được dự báo tăng lên đến 30 - 35 triệu trong vòng 3 năm tới.
 
Vào thời điểm năm 2003, người dùng Internet ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhu cầu chính là thông tin - thông qua việc xem báo điện tử và xem các website trên mạng; thì đến nay, các loại hình dịch vụ đã hết sức đa dạng. Phần lớn người dùng Internet tại Việt Nam đều sử dụng 3 loại hình sau: email, chat, đọc và tìm kiếm tin tức. Ngoài ra, các dịch vụ giải trí cũng phát triển rất mạnh.
 
Theo dự báo, khoảng 2-3 năm nữa, khi số lượng người sử dụng Internet và tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, người dùng Internet sẽ chủ yếu sử dụng các dịch vụ tìm kiếm thông tin (search engine), cổng thông tin tổng hợp (đa dịch vụ), liên lạc và cộng đồng. Tỷ lệ sử dụng 3 dịch vụ này so với báo điện tử thông thường hay các dịch vụ giải trí (âm nhạc, game online) sẽ lớn hơn rất nhiều.
 
Nếu dự báo này đúng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với thách thức rất lớn, bởi nếu họ không nhanh chóng chiếm được thị trường thì người dùng Internet Việt Nam sẽ chủ yếu sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc  và cộng đồng từ các nhà cung cấp nước ngoài. Nếu so sánh Internet với các phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí, sách, truyền hình), thì điều này tương tự như việc các kênh truyền thông lớn nhất tại Việt Nam không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của nhà nước. Đây sẽ là rủi ro lớn nhất về mặt chính trị và xã hội.
 
Đó là chưa kể việc một ngành kinh doanh với tiềm năng  lớn về mặt kinh tế sẽ bị độc chiếm bởi các doanh nghiệp nước ngoài với những lợi thế cạnh tranh lớn (tiền bạc, kỹ thuật, con người và kinh nghiệm).
 
Câu hỏi đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại hay không? Và các chính sách quản lý của nhà nước như thế nào là phù hợp?
 
Được hỏi về điều này, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin có chung nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tiềm lực về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và con người so với rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các “đại gia” Mỹ như Yahoo, Google. Khi Yahoo lập văn phòng đại diện ở Việt Nam và trả lương gấp đôi vị trí tương đương ở doanh nghiệp nội, rất nhiều nhân sự quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đều… lung lay. Trong khi đó, không những Nhà nước chưa có cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này mà doanh nghiệp nội còn phải chịu quá nhiều sự kiểm soát, còn các doanh nghiệp nước ngoài lại hầu như không chịu bất kỳ sự quản lý nào.
 
Bên cạnh những ưu đãi về chính sách ưu đãi thuế; đơn giản hóa quy trình xin giấy phép và kiểm soát thông tin, nhiều doanh nghiệp nội cho rằng, nhà nước  cần lập ra các “hàng rào” tham gia thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực nội dung số, chú trọng quản lý các website nước ngoài nào định hướng đến Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.
 
Trong sạch hóa website, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp
 
Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, có thể thấy để tạo điều kiện  cho ngành công nghiệp nội dung số trong nước phát triển, chính phủ nước này đã áp dụng gói chính sách bao gồm kiểm soát rất chặt các kênh thông tin, (bao gồm cả thông tin trong nước và ngoài nước), áp dụng biện pháp kỹ thuật (tường lửa) để lọc và chặn bất kỳ thông tin nào không tốt; yêu cầu các website nước ngoài không được đăng các thông tin không phù hợp với đường lối và chính sách của Chính phủ, nếu không sẽ cấm truy cập (Google cũng đã từng bị cấm truy cập tại Trung Quốc. Cục An toàn thông tin Internet của Trung Quốc có một hệ thống khoảng 20 ngàn  “cảnh sát Internet”, tuần tra các website nhiều người truy cập và sẵn sàng cảnh báo các thông tin không đúng đắn. Bất kỳ website nào vận hành tại Trung Quốc cũng sẽ phải gỡ bỏ ngay tất cả những thông tin được “cảnh sát Internet” yêu cầu gỡ xuống. Trung Quốc cũng đã hỗ trợ và khuyến khích các công ty nội dung số thông qua chính sách ưu đãi thuế, trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển, trợ giúp tuyên truyền và quảng bá sản phẩm.
 
Nhờ các chính sách này mà mặc dù tại thị trường Trung Quốc có đủ mặt các công ty nội dung số hàng đầu của Mỹ như Google, Yahoo, Myspace, Facebook, Ebay nhưng không công ty nào có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa!
 
Rất có thể, ngành công nghiệp tiềm năng này sẽ là “đất lành” cho các doanh nghiệp nội nếu có sự quan tâm thích đáng và chính sách hỗ trợ đúng đắn từ nhà nước.
 
Ông Lê Hồng Minh-Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA)
 
Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ và đủ sức để chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ đơn giản là 1 tờ báo mạng như VnExpress. Doanh số bán quảng cáo của họ là 4 triệu USD mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu đầu tư và cung cấp các cổng thông tin lớn đầy đủ các dịch vụ nội dung số gồm chat, email, search, mạng xã hội, các dịch vụ giải trí trực tuyến như Zing ( www.zing.vn), Baamboo (www.baamboo.com ), clip (www.clip.vn ); nhạc số (www.nhacso.net )... Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam nhưng cần tuân thủ pháp luật Việt Nam.
 
Dù dưới hình thức nào chúng tôi đều mong muốn có sự hỗ trợ từ nhà nước. Nhìn sang Trung Quốc mà xem. Nếu không có nhà nước khuyến khích, hỗ trợ thì có lẽ những doanh nghiệp của nước này như KingSoft, Alibaba đã bị Yahoo và Microsoft "nuốt tươi" tại chính thị trường Trung Quốc.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Quảng cáo trực tuyến vẫn tăng trưởng 11%
  • Ngành công nghệ thông tin thế giới xuống dốc
  • Kế hoạch ứng dụng CNTT “Tồn đọng” 200 tỷ đồng
  • An toàn thông tin: “Mất bò mới lo làm chuồng”
  • Màn hình LCD có hại cho mắt?
  • Toshiba với những “chủ bài” công nghệ 2008
  • kiếm SearchWiki
  • 80% số người sử dụng Internet tại châu Á-Thái Bình Dương mua sắm trực tuyến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị