Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ đoạn mới của tin tặc

Hãng bảo mật Websense vừa cho biết các tin tặc đang tăng cường sử dụng mục góp ý blog, phòng chat, email và trang web giả để đặt bẫy người dùng. Kết quả phân tích những mối hiểm họa Internet trong nửa cuối năm 2009 cho thấy 81% email giăng bẫy để phát tán mã độc và 95% mục góp ý đăng trên blog hay diễn đàn là tin rác hay liên kết đến các trang có nội dung xấu.

Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization) là một kỹ thuật phổ dụng, lợi dụng những chủ đề giật gân như sự qua đời của người nổi tiếng hay các thảm họa lớn để dụ dỗ người dùng đến các trang web được thiết kế để lây nhiễm virus. Stephan Chenette, trưởng bộ phận nghiên cứu an ninh của Websense, cho biết các tin tặc cũng phát triển theo hướng tương tự khi Bing và Google hướng tới kết quả tìm kiếm theo thời gian thực.

Theo Chenette, các tin tặc sử dụng những “đội quân” máy tính bị nhiễm virus “botnet” để chứa một đống trang web giả và nhanh chóng đưa các liên kết lên vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm nhờ vào chủ đề “sốt dẻo” vào bất cứ thời điểm nào. Họ sử dụng botnet để nắm quyền điều khiển thứ hạng trong máy tìm kiếm.

Websense phát hiện 13,7% các trang web lừa đảo có chứa chương trình độc hại, nằm trong 100 kết quả tìm kiếm hàng đầu cho các từ khóa từ Yahoo! Buzz hay dịch vụ theo dõi chủ đề “sốt dẻo” Google Trend. Chenette cho biết tin tặc đang theo dõi mọi sự kiện thế giới, và thay đổi từng giây thứ hạng của họ Google. Tin tặc cũng đang theo thời gian thực như máy tìm kiếm thời gian thực.

Websense đã thu thập dữ liệu từ mạng tìm kiếm hiểm họa Threat Seeker Network, mỗi giờ quét hơn 40 triệu trang web để tìm mã độc và gần 10 triệu email để tìm nội dung bất chính. Một dạng tấn công phổ biến nữa là chương trình hù dọa, đưa ra cảnh báo giả để dụ dỗ người dùng mua phần mềm diệt virus dỏm.

Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi tin tặc ngày càng tăng cường cấy virus vào những trang web nổi tiếng. Khoảng 71% trang web được Websense phát hiện có chương trình độc hại là những trang web chính thống đã bị tin tặc “thâu tóm” mà người quản trị không biết. Các tin tặc cũng kết hợp nhiều kỹ thuật. Chẳng hạn, trong các cuộc tấn công mới đây vào khoảng 30 công ty, trong đó có cả Google, tin tặc đã kết hợp sử dụng email lừa đảo và phần mềm độc hại để xâm nhập hệ thống công ty.

 

(Theo Khôi Minh/AFP/CanTho)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Intel hé lộ về chip SoC
  • "WePad" - đối thủ cạnh tranh của iPad
  • Thiết bị kết nối internet di động: Nhà mạng không còn độc quyền
  • Xem phim 3D có tốn kém?
  • 7 thủ thuật cho Recycle Bin
  • Giao diện cảm ứng trên da người
  • Yên tâm khi cài driver
  • VDC3: Ra mắt dịch vụ bảo mật virus máy tính VNPT MegaSecurity
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị