Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Úc yêu cầu các ISP vào cuộc bảo vệ nội dung số

Trên thế giới, việc người dùng chia sẻ video clip hoặc bài hát trái phép trên mạng có thể bị nhà cung cấp (ISP) giảm tốc độ truy cập, khóa trình duyệt, thậm chí chỉ cho sử dụng email và VoIP.

Internet là công cụ phân phối sản phẩm nhanh chóng

và hiệu quả. Nhưng sự tiện lợi của nó cũng là dấu

hỏi cho việc bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu thực sự.

Nhà chức trách tại Australia yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tại đất nước này đảm nhiệm việc kiểm soát gắt gao những mạng chia sẻ ngang hàng (peer to peer). Khi người dùng chia sẻ trái phép những chương trình truyền hình, bộ phim, bài hát, tác phẩm âm nhạc sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ Internet xử lý, từ cảnh báo đến hạn chế từng phần đường kết nối.

Bà Adrianne Pecotic, Giám đốc Điều hành Cục Phòng chống tội phạm bản quyền liên bang Australia (AFACT), khẳng định những tiến bộ về công nghệ gần đây giúp các tổ chức có thể kiểm soát được luồng chia sẻ dữ liệu và xác định chính xác địa chỉ IP của người sử dụng và nội dung đang được tải có bất hợp pháp hay không. Vì vậy, bà mong muốn cung cấp những địa chỉ IP vi phạm bản quyền tới ISP và hợp tác chống lại hành vi vi phạm bản quyền bằng cách liên hệ với các thuê bao.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hình thức này để bảo vệ các nhà sản xuất phim ảnh, âm nhạc khi họ sử dụng các hình thức điện tử phân phối sản phẩm của mình. Điển hình là các nước Anh, Mỹ, Australia… Điều tra của AFACT cho thấy vi phạm về bản quyền phim ảnh gây thiệt hại 230 triệu USD cho nền công nghiệp này trong năm 2005. Sự gia tăng của băng thông rộng trong hơn 18 tháng qua cũng đồng nghĩa với thiệt hại cao hơn. Thiệt hại đến từ sự suy giảm lợi nhuận từ việc phân phối phim cũng như các chương trình TV và suy giảm về tài chính đền từ các nhà đầu tư.

Một cuộc thử nghiệm bí mật ở Mỹ thực hiện bởi hai nhà ISP và 100 trường đại học cho thấy 9 trong tổng số 10 sinh viên đã ngừng những hành động bất hợp pháp sau khi nhận được những bức thư cảnh báo.

Bà Pecotic nói: “Họ không bao giờ tái phạm. Đó là một cách rất hiệu quả để giúp người sử dụng hiểu về vi phạm bản quyền”.

Tuy nhiên, Hiệp hội Công nghiệp Internet đại diện cho những ISP tại đất nước này lại cho rằng điều đó sẽ khiến họ trở thành những người thực thi luật pháp. Ông Peter Coroneos, người đứng đầu Hiệp hội, nói: “Các ISP đã đề xuất phản đối. Họ chuẩn bị sắp xếp quy trình hợp lí hơn cho phép người giữ bản quyền tiếp cận thông tin chi tiết của các thuê bao. Từ đó họ có thể kiện các thuê bao này. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ internet sẽ phải ngưng một số hoạt động của chính mình”.

Những công cụ chia sẻ ngang hàng như Bit Torrent

được sử dụng nhiều nhất trong việc copy lậu

các bộ phim lớn.

Người đại diện Hiệp hội Công nghiệp Internet cho rằng yêu cầu đưa địa chỉ IP người dùng cho AFACT là một ý hay, nhưng nó không thể làm chứng được.

“Thậm chí, nhà cung cấp dịc vụ internet không thể xác định được ai ở địa chỉ IP đang tải dữ liệu. Quy trình hợp pháp thích hợp bắt buộc phải tuân theo hệ thống luật phát của chúng ta. Những điều kiện và phạm vi sự dụng hiện nay nói về hành động bất hợp pháp không chứng minh được các hành vi trái pháp luật. Nhưng người vi phạm vẫn vô tội cho đến khi tòa án tìm ra tội.”, ông Coroneos nói.

Theo ông, công nghệ không chính xác và những cố gắng gần đây nhằm cảnh báo những người sử dụng ở Mỹ đã gây ra tình trạng “dở khóc dở cười” bởi hàng loạt thông báo được gửi tới “trẻ vị thành niên và những người bà quá cố”.

Người đứng đầu AFACT cho rằng những biện pháp họ đưa ra hiện nay cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, cơ quan này đang phối hợp với những tổ chức giáo dục, trường học để có thể "uốn nắn" nhận thức của thế hệ trẻ.

"Chúng ta cần làm cho lớp trẻ hiểu rằng việc ăn cắp trên Internet cũng đáng xấu hổ như ăn cắp trong siêu thị vậy", bà Pecotic kết luận.

(Theo VietnamNet)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Intel giới thiệu ổ cứng SSD siêu tốc
  • Hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam không có trang web
  • Tạo kết nối USB qua… vải sợi
  • Nokia N79 “rởm” ra đời trước cả hàng xịn
  • Thị trường Việt Nam rất quan trọng với Google
  • Việt Nam và APEC hợp tác đào tạo về thương mại điện tử
  • Tìm hiểu chiến lược của các mạng xã hội ảo
  • Intel nâng cấp chuẩn USB 3.0 để “dàn hoà” với Nvidia, AMD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị