Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng dụng cho biết mức tiêu thụ năng lượng trên điện thoại thông minh

Một ứng dụng mới cho điện thoại thông minh Android cho phép người dùng và các nhà phát triển phần mềm biết mức tiêu thụ năng lượng các ứng dụng trên máy là bao nhiêu. PowerTutor do nhóm Học viên Tiến sỹ và các Giáo sư tại Đại học Michigan phát triển.

 

Ngày nay di dộng chạy bằng pin đóng vai trò là chiếc máy tính cầm tay rất phổ biến. Chúng ta chạy các ứng dụng tốn nhiều năng lượng trong khi lệ thuộc vào chiếc điện thoại là điều đáng cảnh báo.

“Ngày nay, chúng ta muốn điện thoại hiện thực hóa nhiều chức năng hơn và chúng ta cũng muốn pin sử dụng được lâu hơn. PowerTutor sẽ giúp ước muốn đó thành hiện thực,” Lide Zhang, học viên tiến sỹ Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính và là một trong những nhà phát triển phần mềm này nói.

PowerTutor sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm để tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao hơn, Birjodh Tiwana là một Học viên Tiến sỹ khác tại khoa và cũng là một nhà phát triển sản phẩm nói. Tiwana nói PowerTutor sẽ cho phép người sử dụng so sánh mức năng lượng tiêu thụ của các ứng dụng khác nhau và lựa chọn phiên bản nhẹ điện nhất để thực hiện nhiệm vụ mong muốn. Người dùng cũng có thể xem hành động của họ có ảnh hưởng đến tuổi thọ pin ra sao.

PowerTutor giúp chỉ ra trong khoảng thời gian thực mà 4 bộ phận khác nhau sử dụng điện: màn hình, giao diện mạng, bộ xử lý và bộ nhận tính hiệu định vị toàn cầu.

 

Để tạo ra được ứng dụng, các nhà nghiên cứu đã tháo rời điện thoại và lắp đặt các điện kế vào máy. Sau đó họ xác định mối liên hệ giữa trạng thái bên trong của máy (chẳng hạn như độ sáng màn hình) và mức tiêu thụ năng lượng thực sự. Nó cho phép các nhà nghiên cứu sản xuất một mẫu phần mềm có khả năng ước lượng được mức sử dụng năng lượng của bất kì chương trình nào mà điện thoại đang chạy với sai số nhỏ hơn 5%.

PowerTutor cũng có thể cung cấp lịch sử tiêu thụ điện. Phần mềm có thể tải miễn phí tại http://www.android.com/market/.

PowerTutor được phát triển dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư Robert Dick và Trợ lý Giáo sư Morley Mao tại Khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính và Lei Yang, một Kỹ sư Phần mềm của Google. Công trình được tài trợ bởi Google và Hiệp hội Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ và thực hiện với sự cộng tác của dự án Empathic Systems liên kết giữa Đại học Michigan và Đại học Northwestern.

(Theo L.H (PhysOrg) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị