Qua nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, chúng tôi nhận thấy các tổ chức đang cố gắng lựa chọn và quyết định cách thức tốt nhất để triển khai một chiến lược lưu trữ đám mây. Nhưng vấn đề đầu tiên đối với hầu hết các tổ chức là quyết định xem loại chiến lược nào sẽ hiệu quả nhất cho họ: triển khai đám mây chung, riêng hay kết hợp. Và có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các công ty hiện hướng tới việc triển khai một đám mây riêng của mình do lo lắng về các vấn đề bảo mật. Khi lựa chọn phương thức này, các tổ chức nên xem về chi phí mua sắm, chi phí quản lý cùng với môi trường CNTT không đồng nhất của chính họ - tựu trung lại, điện toán đám mây làm thay đổi cách thức cung cấp và quản lý hệ thống lưu trữ.
Thực vậy, mô hình lưu trữ truyền thống đã bị tụt hạng trong môi trường mới này. Nhiều chuyên gia CNTT đang băn khoăn về việc triển khai các chiến lược mà lại chưa hiểu hết về giá trị của lưu trữ đám mây. Điều này khiến họ lưỡng lự chuyển sang bất kỳ hình thức lưu trữ đám mây nào. Việc triển khai lưu trữ truyền thống gặp khó khăn khi muốn mở rộng hiệu năng cũng như công suất hoạt động, đồng thời gây tốn kém cho thực hiện và quản lý do bởi cấu trúc thông tin rời rạc, thiếu liên kết. Vì thế các nhà quản lý CNTT cần tìm ra một cách hữu hiệu hơn để hợp nhất và quản lý lượng dữ liệu khổng lồ trong khi vẫn phải đảm bảo hiệu năng cao.
Ngày nay, các tổ chức đã có một lựa chọn mới thuyết phục hơn. Ngày càng nhiều các tổ chức đang sử dụng một nền tảng lưu trữ theo liên kết nhóm (clustered) mà cho phép triển khai dịch vụ đám mây của riêng từng doanh nghiệp. Những dịch vụ này đem lại nhiều lợi ích cho họ bằng việc chuẩn hoá doanh nghiệp, đồng thời trang bị khả năng bảo vệ dữ liệu, cải tiến dữ liệu, chống virus và nhiều phương thức bảo mật khác một cách hiệu quả. Hạ tầng thông tin cách tân này sẽ mang lại cho doanh nghiệp một giải pháp có tính khả mở, hiệu năng cao và tiết kiệm chi phí, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu lưu trữ luôn thay đổi của họ.
Độ khả mở linh hoạt
Thông tin tiếp tục phát triển với mức độ chưa từng thấy. Đến lượt các nhà quản lý CNTT phải có khả năng lưu giữ, cung cấp, và quản lý những khối lượng nội dung ngày càng gia tăng, đặc biệt là dữ liệu phi cấu trúc như các tập tin đa phương tiện, các ứng dụng kinh doanh, và các trang web.
Tuy nhiên, sử dụng kiểu lưu trữ cũ để thích ứng với việc gia tăng dữ liệu như vậy là điều khó khăn. Với mô hình truyền thống, khi đạt đến giới hạn lưu trữ, một hệ thống mới cần phải được thiết lập cùng với một hệ thống tệp tin mới để quản lý.
Nhằm giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt này, các doanh nghiệp đang tận dụng lợi thế của các hạ tầng lưu trữ mới có khả năng khả mở cao ngày nay, giúp có thể nhanh chóng điều chỉnh theo những thay đổi về nhu cầu lưu trữ. Những nền tảng này có thể hỗ trợ đến hàng petabyte lưu trữ và hàng trăm triệu tệp tin. Do bởi nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây này cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô lưu trữ và xử lý thông tin trực tuyến một cách độc lập và liên tục, cho nên đó sẽ là một sự lựa chọn linh hoạt thay cho các kiến trúc lưu trữ phân lập truyền thống.
Hiệu năng cấp doanh nghiệp
Ngoài việc chứa lượng dữ liệu ngày càng lớn, các nhà quản lý CNTT cũng phải có khả năng quản lý khối lượng ngày càng tăng của các ứng dụng quan trọng với khối lượng công việc đòi hỏi sự khắt khe cao độ, chẳng hạn như thông tin từ những phần mềm dành cho thăm dò địa lý, hình ảnh y tế, hồ sơ y tế điện tử, và những phần mềm tương tự khác.
Với phương thức lưu trữ truyền thống, để đáp ứng nhu cầu tăng hiệu suất đòi hỏi phải bổ sung thêm nhiều rack và ổ cứng lưu trữ. Điều này sẽ làm giảm độ trễ, nhưng đồng thời nó cũng làm giảm khả năng sử dụng hệ thống lưu trữ.
Một nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ mang đến cho các tổ chức một môi trường lưu trữ lưu trữ cấp doanh nghiệp - luôn sẵn sàng 24/7 và đảm bảo hiệu năng cao khi thêm các nốt mới. Nền tảng này giải quyết triệt để vấn đề về tính sẵn sàng của dữ liệu nhờ có khả năng liên kết đa chiều cho cả cấu hình dạng chủ động - chủ động (active-active) và chủ động-thụ động (active-passive), đồng thời đảm bảo rằng khối lượng công việc sẽ nhanh chóng và dễ dàng được phân phối lại trên cụm liên kết này trong trường hợp nhiều nốt bị hỏng. Kết quả là, các tổ chức có các dịch vụ tệp tin luôn sẵn sàng.
Giảm chi phí
Trong khi tính khả năng mở rộng và hiệu năng cao là những ưu tiên hàng đầu trong các dịch vụ lưu trữ đám mây cấp độ doanh nghiệp, thì nhu cầu ngân sách cũng phải được tính đến. Các nhà quản lý CNTT phải có khả năng quản lý khối lượng dữ liệu và các ứng dụng quan trọng đang ngày càng phình to mà không vượt quá ngân sách. Nền tảng các dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ giúpcác nhà quản lý CNTT tiết kiệm đáng kể chi phí, chẳng hạn như việc triển khai một đám mây riêng sẽ làm giảm cả chi phí mua sắm thiết bị và chi phí hoạt động, tiết kiệm nhiều hơn về mọi mặt so với hệ thống lưu trữ truyền thống.
Ví dụ, nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây sử dụng những máy chủ thông dụng như: Windows hay Linux, giúp loại bỏ nhu cầu phải mua sắm tốn kém các máy chủ và hệ điều hành chuyên dụng. Nhờ đó giúp giảm tối đa chi phí vốn.
Nền tảng này cũng hỗ trợ ảo hóa cho bất kỳ hệ thống lưu trữ chuyên dụng nào. Điều này không chỉ cho phép các nhà CNTT tự do chọn lựa nhà cung cấp, mà việc hỗ trợ các máy chủ thông dụng và các mảng lưu trữ không đồng nhất cũng đồng nghĩa với việc các nhà quản lý CNTT có thể sử dụng các công cụ quản lý mà họ đã quen thuộc, nhờ đó loại trừ sự tốn kém không cần thiết cho việc đào tạo sử dụng các hệ thống và thiết bị mới.
Một khía cạnh tiết kiệm chi phí khác liên quan đến nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây này là nó cho phép các nhà CNTT nhóm các tài sản lưu trữ thành những tổ hợp chia sẻ lớn, số lượng ít hơn, do đó làm tăng khả năng lưu trữ phụ trợ. Ngoài ra, khi xử lý những yêu cầu liên quan đến ứng dụng và dữ liệu khó dự đoán trước, các giải pháp này cần phải linh hoạt đáp ứng được các nhu cầu không biết trước trong tương lai – đặc biệt là nhu cầu mở rộng hiệu năng và công suất không đồng bộ. Hơn nữa, phần công suất không sử dụng hết có thể được tái phân bổ, nhờ đó sẽ không còn nhu cầu mua thêm thiết bị lưu trữ. Đồng thời, nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây khả mở cho phép các doanh nghiệp chỉ phải trả thêm tiền khi nhu cầu của họ tăng lên, nhờ đó giải quyết được những khó khăn ngày càng tăng liên quan đến ngân sách.
Mặt khác, trong khi hệ thống lưu trữ cắm vào mạng kiểu truyền thống (network-attached storage - NAS) thường có nhiều các điểm lưu trữ cô lập, thì nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây này lại mang đến ít hơn các tổ hợp lưu trữ hợp nhất, có thể bao phủ nhiều cụm liên kết. Do bởi có ít hơn các các mối liên hệ NAS cần được quản lý, nên chi phí duy trì hoạt động cũng được giảm thiểu.
Như vậy, hiệu quả khi triển khai nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây là tiết kiệm chi phí. Nền tảng này đặc biệt được cung cấp như một thiết bị NAS phần mềm theo nhóm với khả năng cấu hình và triển khai tự động, ngoài ra một vài giải pháp kiểu này còn bao gồm thêm các tính năng bảo vệ thiết bị đầu cuối và sao lưu dữ liệu cấp doanh nghiệp. Và kết quả là, việc triển khai nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây đang sẽ nhanh hơn.
Sử dụng đám mây
Ngày càng nhiều doanh nghiệp cân nhắc các cách thức để cải thiện hiệu quả lưu trữ và giảm thiểu sự phức tạp trong quản lý đối với các môi trường CNTT đang phát triển của họ, và họ đang quan tấm tới sử dụng những thiết kế kiến trúc lưu trữ theo mô hình mới. Trong nhiều ý kiến đánh giá, các nhà quản lý lưu trữ của doanh nghiệp cần cân nhắc các khía cạnh về tính khả mở, độ sẵn sàng, hiệu năng hoạt động và chi phí của một nền tảng lưu trữ mà có thể mang lại một cơ sở vững chắc cấp doanh nghiệp cho các dịch vụ lưu trữ theo tệp tin của họ.
Nhờ tận dụng những cách tân trong kiến trúc lưu trữ mà kết hợp cả phần cứng thông dụng với phần mềm lưu trữ có giá trị cao, các doanh nghiệp giờ đây có thể tạo ra nhiều kiến trúc lưu trữ theo tệp tin như điện toán đám mây đã hứa hẹn mang lại. Nền tảng dịch vụ lưu trữ đám mây này đưa ra một hạ tầng lưu trữ cần thiết để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong môi trường lưu trữ doanh nghiệp. Với nền tảng này, các tổ chức có thể giảm thiểu các chi phí quản lý và vận hành hệ thống lưu trữ nhờ triển khai sử dụng lưu trữ trên đám mây.
(Bài viết của ông Raymond Goh, Giám đốc kỹ thuật Symantec khu vực Nam Á, phụ trách mảng Thiết kế hệ thống và Dịch vụ tư vấn khách hàng)
(Theo Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com