Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất

Theo báo cáo “Hiện trạng Internet toàn cầu” do Pingdom - hãng chuyên cung cấp dịch vụ giám sát hoạt động của website, máy chủ cho tổ chức, doanh nghiệp - vừa công bố, mặc dù dân số thế giới đã tăng lên hơn 6 tỷ người, nhưng số người sử dụng Internet chưa đầy 1/3, mới ở mức 1,8 tỷ.

Danh sách 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới.

Báo cáo đã đưa ra danh sách 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất. Châu Á đứng đầu về số quốc gia với 7 nước, trong đó có Việt Nam đứng thứ 20 (với 24,3 triệu người). Châu Âu đứng thứ 2 với 5 quốc gia (hoặc 6 nếu tính cả Nga). Đáng chú ý, châu Phi cũng có 1 đại diện là Nigeria, đứng thứ 10 trong danh sách này.

Pingdom cho biết, Top 20 quốc gia có cả thảy 1,47 tỷ người sử dụng Internet, chiếm 82% tổng số cư dân mạng trên toàn cầu. Ấn Độ tuy đứng thứ 4 về lượng người dùng Internet, nhưng tỷ lệ thâm nhập Internet thực tế chỉ là 6,9%. Lý do là nhờ dân số của quốc gia này đông thứ 2 thế giới.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu bảng cả về dân số lẫn lượng người sử dụng Internet. Lượng cư dân mạng của Trung Quốc gần gấp đôi so với Mỹ. Chỉ tính riêng số người dùng Internet ở hai quốc gia này đã bằng một nửa tổng số người dùng của cả top 15.

Theo danh sách, những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng là những nơi có tỷ lệ thâm nhập Internet cao nhất như Anh (82,5%), Hàn Quốc (81,1%), Đức (79,1%), Nhật Bản (78,2%) và Mỹ (76,3%). Tuy nhiên, chỉ có 3/20 quốc gia sử dụng tiếng Anh, hoặc 4 nếu tính cả Ấn Độ.

So sánh số người dùng Internet với dân số ở Top 20 quốc gia.

Báo cáo chỉ ra rằng, những quốc gia với số người dùng Internet chỉ chiếm một phần nhỏ tổng số dân, có tiềm năng phát triển lớn hơn các quốc gia đông người dùng Internet. Đó sẽ là một sự thay đổi lớn trong tương lai.

Phần nhiều các quốc gia trong khối kinh tế phát triển đã có tỷ lệ thâm nhập Internet khá cao, với phần lớn dân số sử dụng Internet, như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh quốc.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ thâm nhập Internet ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Philippines và Nga tăng lên, cán cân quyền lực trên Internet sẽ bắt đầu chuyển dịch. Trong 5-10 năm tới, trật tự của danh sách 20 quốc gia hàng đầu sẽ thay đổi về căn bản.

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • YouTube tăng thời lượng của video lên 15 phút
  • Thị trường chữ ký số, chờ đến bao giờ?
  • Phần mềm nghĩa trang trực tuyến đầu tiên tại VN
  • Nhiều hãng hàng không Mỹ cung cấp dịch vụ wifi
  • Chipset giá rẻ cho điện thoại thông minh Android
  • iPhone 4 siêu sang
  • Style Jukebox: Diện mạo mới của Windows Media Player
  • “Bí quyết” chọn máy CULV
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị