Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VNPT: thuê bao truyền hình Internet sẽ tăng mạnh

Ảnh chụp khách hàng đang sử dụng dịch vụ IPTV.

Tập đoàn VNPT đã đưa ra dự báo số người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền qua hạ tầng Internet (IPTV) được cung cấp bởi tập đoàn này sẽ tăng 5 lần trong vòng 5 năm tới so với hiện nay.

"Đến năm 2015, lượng thuê bao cho dịch vụ IPTV của VNPT có thể sẽ tăng gấp 5 lần so với hiện tại", ông Nguyễn Nguyệt Phương, Giám đốc dự án của công ty VASC thuộc tập đoàn VNPT dự báo. Ông nói sau 2 năm được giới thiệu ra thị trường, dịch vụ MyTV của VNPT đã thu hút hơn 500.000 thuê bao tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Hiện thị trường IPTV có 3 nhà cung cấp dịch vụ, gồm VNPT, FPT, Viettel với tổng số thuê bao vào khoảng 600.000. VNPT đang chiếm thị phần lớn nhất của dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV với số thuê bao hơn 500.000, lượng thuê bao dịch vụ IPTV của FPT hiện có khoảng 50.000 - 70.000 và Viettel cũng đã thu hút vài chục nghìn thuê bao.

Việt Nam hiện có 3,5 triệu thuê bao Internet băng thông rộng và đây là khách hàng tiềm năng của dịch vụ IPTV, bởi dịch vụ này được cung cấp trên đường truyền Internet băng thông rộng. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian tới, lượng thuê bao của dịch vụ này sẽ tăng mạnh do có sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ IPTV cùng với lượng thuê bao Internet băng thông rộng được dự báo sẽ tăng nhanh.

So với các dịch vụ truyền hình trả tiền khác như truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình IPTV có ưu điểm là kết hợp được nhiều loại hình dịch vụ trên cùng một đường dây và cho phép chuyển quảng cáo đến khách hàng lựa chọn... Ngoài ra, IPTV cung cấp dịch vụ xem phim theo yêu cầu, hát karaoke, và trong tương lai có thể cung cấp dich vụ điện thoại có hình.

Tuy nhiên, dịch vụ IPTV lại có hạn chế so với các loại hình truyền hình trả tiền khác là chỉ được cung cấp tới những địa bàn có hạ tầng Internet băng thông rộng tốc độ cao. Dịch vụ cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Internet gặp các sự cố liên quan đến mạng.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Thiết kế trang web: Thân thiện, bắt mắt, hữu hiệu...
  • 10 câu hỏi “đốt cháy” Google trong năm 2011
  • Hàng loạt “đại gia” muốn thâu tóm nhà sản xuất BlackBerry
  • Hacker đang mở “tiệc tất niên”?
  • Apple App Store kiếm tiền “siêu” hơn Android Market
  • Những thói quen bị lãng quên trong thế giới số
  • Apple “bội thu” trong top 10 từ khóa trên Google
  • Apple và Google hơn kém nhau những gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị