Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Wi-Fi vẫn chưa thay thế được kết nối cáp nội bộ

Trong tương lai, khi tốc độ giao tiếp ngày càng cao và tính chất kết nối của mạng Wi-Fi ổn định hơn thì nó có thể hoàn toàn thay thế kết nối cáp truyền thống trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thời điểm này – nếu có – sẽ còn khá lâu. Bài viết này đề cập đến hướng triển khai mạng Wi-Fi cho doanh nghiệp ra sao để đạt hiệu quả.

Ở các văn phòng giao dịch hay cửa hàng bán lẻ, những số liệu đơn giản có thể nhanh chóng được cập nhật qua sóng Wi-Fi hoặc từ các thiết bị di động có Wi-Fi. Điều này cũng giúp cho nhân viên có thể làm việc linh hoạt hơn so với việc ngồi chết dí với chiếc máy tính để bàn có nối cáp mạng. Wi-Fi đang ngày càng được sử dụng đa dạng và có hiệu quả hơn so với trước đây, thời điểm mà nó bị xem là một món phụ dành cho dân chơi công nghệ.

Loại bỏ cáp mạng?

Không ít doanh nghiệp chỉ coi mạng Wi-Fi như một giải pháp để “phủ sóng” những điểm mà mạng dây dẫn không thể kéo tới được. Tuy nhiên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mạng Wi-Fi nội bộ lại nhanh chóng trở thành phương tiện sử dụng chính. Tuy nhiên, việc loại bỏ cáp mạng trong doanh nghiệp chưa thể xảy ra một sớm một chiều. Lý do chính là hiệu năng của mạng nội bộ sử dụng dây cáp vẫn quá tốt cho nhu cầu chung, trong khi các phương án thiết lập và triển khai chúng quá đỗi quen thuộc với bất kỳ nhà quản trị mạng nào. Nhiều chuyên gia công nghệ nhận định rằng ứng dụng của mạng cáp đang dần thu hẹp trước các loại không dây tốc độ cao nhưng trên thực tế nó vẫn giữ vai trò chủ lực trong các doanh nghiệp. 

Về mặt chi phí, có nhiều ý kiến cũng cho rằng việc triển khai Wi-Fi sẽ giúp tiết kiệm hơn. Lý do chính là việc không cần phải chi tiền cho các thiết bị đầu cuối quá nhiều đồng thời việc bảo trì và mua sắm dây dẫn là không cần thiết. Trong khi đó số lượng thiết bị khách (Client) tích hợp sẵn Wi-Fi lại xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường (máy tính xách tay, điện thoại thông minh, PDA, máy giải trí di động… và thậm chí là cả máy tính để bàn).

Ở một góc độ nào đó, mạng có dây có thể được xem như chiếc xương sống của hệ thống thông tin nội bộ; trong khi đó, mạng không dây hiện tại lại có giá trị khi đáp ứng nhu cầu truy cập dữ liệu của từng cá nhân trong tập thể. Khi mạng Wi-Fi bị quá tải, nó sẽ nghẽn và thậm chí ngắt luôn tín hiệu khiến cho cả người sử dụng lẫn công việc của doanh nghiệp gặp nhiều khó chịu.

Hiện nay, sự quan tâm của các doanh nghiệp với mạng LAN không dây (Wireless LAN-Wi-Fi) đã nhiều hơn. Số lượng bộ thu phát sóng Wi-Fi được các doanh nghiệp sản xuất bán cho các công ty và văn phòng nhỏ rất lớn. Bên cạnh đó, cái gọi là “văn hóa Wi-Fi” hiện cũng đang xâm lấn dần người sử dụng trong khối doanh nghiệp. CEO Steve Jobs của Apple cho biết: “Những mẫu máy như iPhone hay iPad hiện đang được sử dụng trong hơn 80% số công ty có mặt trong danh sách Fortune 500 mà chẳng cần Apple phải thúc đẩy gì”.

Trên thực tế, sự hiện diện của các thiết bị sử dụng Wi-Fi nói chung đã thay đổi quy trình làm việc và cách tổ chức của nhiều doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thiết lập mạng Wi-Fi một cách hợp lý có thể vừa đảm đương được nhiệm vụ của mạng cáp truyền thống, vừa có thể đem lại nhiều tiện ích khác. Theo đánh giá của Farpoint Group, độ bảo mật và tính tin cậy của mạng không dây cũng mạnh như mạng có dây với hiệu năng của Wi-Fi thế hệ tiếp theo dư sức sánh bằng mạng LAN hiện nay.

Tốc độ cao, nhu cầu chưa tới

Về mặt lý thuyết, chuẩn Wi-Fi N (IEEE 802.11n) hiện tại có thể cho băng thông lên tới 100-300 Mbit/giây ở tần số sóng 2,4 GHz hoặc 5 GHz. Đây vẫn chưa là gì so với mức thông dụng 1 Gbit/giây hiện tại của giao tiếp Gigabit Ethernet thường thấy trên các bo mạch chủ máy tính hiện nay (và cả ở máy tính xách tay). Tuy nhiên, khoảng cách tốc độ này chắc chắn sẽ được thu hẹp trong vài năm tới. Những chuẩn như 802.11ac với băng tần 6 GHz hay 802.11ad với băng tần 60 GHz hiện đã có mức băng thông Gigabit. Cả hai chuẩn này sẽ chỉ có mặt sớm nhất là vào năm 2012.

Trên thực tế, việc so sánh mức băng thông giữa kết nối có dây và không dây sẽ không thể hiện chính xác sự khác biệt giữa chúng. Trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đã ứng dụng Ethernet tốc độ Gigabit nhưng đây vẫn chưa thực sự là một nhu cầu bởi lượng băng thông này vẫn quá thừa thãi – trừ một số doanh nghiệp “đặc biệt” như biên tập phim hay quản lý máy chủ trực tuyến. Dĩ nhiên, việc bổ sung các thiết bị khách vào một mạng không dây dễ dàng hơn rất nhiều so với mạng có dây.

Mạng không dây cũng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố như cáp bị lỗi nhưng lại dễ dàng bị nhiễu bởi các thiết bị tương đối thông dụng như lò vi sóng, điều khiển từ xa dùng sóng radio và thậm chí là các thiết bị Wi-Fi khác. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đồng ý rằng Wi-Fi sẽ cần thêm nhiều công cụ quản lý và kiểm nghiệm trước khi có thể thay thế thực sự mạng cáp LAN truyền thống. Việc triển khai (vốn có nhiều khác biệt) và việc bảo đảm hoạt động ngay sau đó là điều cần thiết. Bên cạnh đó, thiết bị cũng phải có đủ độ tin cậy, cân bằng tải và đầy đủ các chứng nhận về bảo mật cũng như khả năng vận hành chuyên cho doanh nghiệp. Nếu những điều này được thỏa mãn, việc mạng không dây có thể vận hành thay thế mạng có dây là khả thi.

Vậy câu trả lời cuối cùng sẽ là…

Những công ty như HP hiện đã cung cấp gói linh kiện cho phép một tổ chức chuyển đổi toàn bộ mạng nội bộ của mình sang hạ tầng không dây mới nhưng nhiều doanh nghiệp đã chọn phương án sử dụng mạng nội bộ “lai” giữa có dây và không dây. Nhiều ý kiến từ các quản trị viên mạng cho thấy đây vẫn là mô hình được nhiều khách hàng và người sử dụng quan tâm nhất: dây dẫn cho những điểm nối chính (Backhauling) và không dây cho những điểm phân tán – ít nhất là trong thời gian này.

Như vậy, những ưu điểm và nhược điểm của cả hai loại hình có thể được bù trừ cho nhau một cách tương đối hoàn hảo. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có thể mơ về một tương lai mà mọi kết nối đều không cần tới dây dẫn. Khi đó, chắc chắn phòng làm việc của bạn sẽ gọn gàng hơn rất nhiều.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Những kho phim hấp dẫn
  • SIM điện thoại sắp... hết thời
  • Công cụ office tốt hơn Google Docs
  • Office trực tuyến sẽ thay thế Office truyền thống
  • Dịch vụ tin nhắn mới của Facebook tiềm ẩn rủi ro
  • Chèn thông tin card visit vào chữ ký trong email
  • Kinh nghiệm chọn mua màn hình LCD
  • Top 7 website miễn phí kiểm tra nhanh virus
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị