Lòng vị tha
Ảnh: Science Daily |
Các nhà sinh vật học tin rằng làm điều tốt vốn là bản chất của con người nhưng không lý giải được vì sao chúng ta lại “thi ân bất cầu báo”.
Trong quyển “The Selfish Gene” (tạm dịch Gien ích kỷ) xuất bản năm 1976, giáo sư người Anh Richard Dawkins viết rằng chúng ta phải “cố gắng dạy bảo nhau lòng bao dung và tính vị tha, bởi chúng ta vốn bẩm sinh ích kỷ”. Thậm chí nếu chúng ta tốt với người thân trong gia đình, điều đó chẳng có ý nghĩa gì bởi có sự đền đáp, ít nhất là về mặt sinh học: chúng ta và họ (thành viên trong gia đình) có chung một số gien di truyền, vì thế bằng cách giúp đỡ họ, chúng ta gián tiếp nhân rộng “tiếng thơm” di truyền của chính mình. Trong khi đó, những hành động khác mang màu sắc vị tha thường chỉ thuộc dạng “bánh ít đi, bánh qui lại”. Chẳng hạn, nếu bạn gãi lưng giùm tôi, đến lúc nào đó tôi sẽ gãi lưng cho bạn - và đó không phải là vị tha.
Theo các nhà di truyền học, người mang gien AVPR1 thường giàu lòng vị tha hơn những người khác. Robert Trivers ở Đại học Rutgers (Mỹ) cho rằng lòng vị tha thuần túy là một sai lầm. Ông lập luận rằng quá trình chọn lọc tự nhiên đã thiên vị những người có tính vị tha bởi trong những quần thể nhỏ mà tổ tiên chúng ta sống, người rộng lượng thường nhận được sự đền đáp. Tuy nhiên, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta giao tiếp với nhiều người không quen biết và có thể không bao giờ có dịp gặp lại, lòng vị tha của chúng ta có khuynh hướng “lầm đường lạc lối” – nghĩa là có khả năng không được báo đáp.
Nhiều người không đồng ý với quan điểm trên. Họ cho rằng tính vị tha không thể là sản phẩm của quá trình tiến hóa di truyền, nhưng lại lập luận rằng kể từ khi tổ tiên loài người bắt đầu tạo lập môi trường sống của riêng mình, chúng ta tiến hóa thông qua quá trình đồng tiến hóa về mặt văn hóa và di truyền. Ngoài việc ủng hộ những nét tính cách có lợi cho các cá nhân, quá trình này cũng tuyển chọn những đặc tính làm lợi cho nhóm người này lẫn nhóm khác – và đó là cách thức lòng vị tha tiến hóa. Lòng vị tha đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết xã hội. Và những nhóm gắn bó chặt chẽ có nhiều khả năng sinh tồn hơn khi tiếp xúc với các nhóm khác.
(Theo Quốc Châu/CTO)
Bài thuộc chuyên đề: Bí ẩn khoa học - Lừa dối trong khoa học
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com