Lông vùng kín
|
“Tại sao con người có lông rậm ở vùng kín trong khi tất cả các loài linh trưởng khác thì lông ở khu vực nhạy cảm đó lại mọc thưa thớt hơn so với phần còn lại trên cơ thể chúng?” cho tới nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Lâu nay người ta cho rằng lông mu là tàn dư của thời kỳ “lông lá đầy mình” trong lịch sử tiến hóa của loài người. Vì thế câu hỏi trên nên chăng đổi lại thành “Tại sao phần còn lại của cơ thể người lại trụi hết lông?”. Đầu năm nay, Robin Weiss ở Đại học Luân Đôn (Anh) chỉ ra rằng lông ở vùng kín rõ ràng đã mọc rậm hơn so với phần còn lại của cơ thể ở một giai đoạn nào đó trong quá trình tiến hóa của con người. Và sự “rậm rạp” này ắt hẳn phải có nguyên do. Vậy đâu là tác nhân thúc đẩy sự tiến hóa của lông mu?
Cho tới thời điểm này, chưa có lời giải thích nào được đại đa số chấp nhận, nhưng cũng có một số giả thuyết “nghe có lý”. Phổ biến nhất là: do lông rậm mọc tập trung ở những vùng có tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết nên nó có thể đóng vai trò “thoảng đưa” mùi đặc trưng báo hiệu cơ thể đã tới giai đoạn trưởng thành về mặt sinh lý. Lông mu cũng có thể được xem là dấu hiệu của tuổi trưởng thành cùng với hiện tượng nở rộng “vòng 1” và “vòng 3” ở con gái hay lông mọc ở cằm và hai bên má ở con trai. Ngoài ra, lông tiếp tục hiện diện ở vùng kín còn vì những lợi ích khác, chẳng hạn như bảo vệ cơ quan sinh dục trong quá trình quan hệ, đồng thời giữ cho vùng kín luôn ấm.
Vậy lông mu tiến hóa từ lúc nào? Dựa theo các nghiên cứu về sự tiến hóa của chấy, rận sống ký sinh ở vùng kín của người do David Reed ở Bảo tàng Lịch sự tự nhiên Florida (Mỹ) thực hiện, Weiss cho rằng lông mu có thể tiến hóa cách đây khoảng 3,3 triệu năm. Khi đó, loài chấy rận sống ký sinh trên cơ thể người tách ra từ một loài có quan hệ gần, sống bám trên cơ thể rậm lông của khỉ đột.
(Theo Song Ngọc/CTO)
Bài thuộc chuyên đề: Bí ẩn khoa học - Lừa dối trong khoa học
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com