Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhà khoa học dựng lại chuỗi ADN của voi Ma mút

Các nhà khoa học Đức lần đầu tiên đã dựng lại một chuỗi nhiễm sắc thể voi Ma mút, cho thấy loài voi tuyệt chủng có liên hệ gần gũi với voi châu Á.

Theo tạp chí khoa học Anh “Nature”, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã nghĩ ra kỹ thuật mới để lấy được DNA từ 200 g xương tại một nơi chôn voi Ma mút ở vùng đất băng vĩnh cửu Siberia.

Kỹ thuật này được gọi là tác động chuỗi tổng hợp đa phân tử, có thể sao chép 46 đoạn mã liên tục giúp sắp xếp lại để tạo ra một hình ảnh chuỗi mitochrondria, phần cung cấp năng lượng trong nhiễm sắc thể DNA của loài vật.

Bằng cách so sánh chuỗi nhiễm sắc thể với loài vật hiện nay, các nhà khoa học có thể phát hiện nơi và khi các loài vật biến đổi khác với loài vật tiền sử chung. Trong trường hợp này, theo các nhà nghiên cứu, loài voi tiền sử Ma mút có quan hệ gần gũi nhất với loài voi châu Á hơn voi châu Phi, mặc dù không có thay đổi nhiều.

Các loài voi châu Phi là nhánh tiến hóa của voi Ma mút khoảng sáu triệu năm trước, trong khi voi châu Á mới chỉ tách  sau đó khoảng 440.000 năm.

Khoảng thời gian biến đổi này giống như giữa loài khỉ Gorilla, tinh tinh và người khi chúng là nhánh của cây tiến hóa của vượn người.

Nhóm nghiên cứu voi Ma mút do ông Michael Hofreiter cầm đầu thuộc Viện nhân học tiến hóa Max Planck Leipzig (Đức) .

Các nỗ lực trước đây nhằm khôi phục loài vật thời kỳ trước Kỷ Băng đá đã là bài toán không thể dự đoán được đối với mẫu vật chưa bị rữa sau 10.000 năm hoặc lâu hơn ở vùng băng vĩnh cửu.

Cho tới nay, chỉ chưa đầy 1.000 đôi chuỗi mã ký tự DNA đã có thể tạo nên công thức hóa học để duy trì sự sống được lấy ra từ mẫu vật đóng băng, mà tối đa trước đây là 1.600 đôi chuỗi căn bản.

Nhưng bằng việc tiếp cận giúp tăng cường lượng DNA tiền sử, nhóm của ông Hofreiter có thể tạo được 5.000 đôi chuỗi thậm chí qua mẫu vật đã bị hư hại.

Loài voi Ma mút  đã từng sinh sống dọc vùng bắc lục địa Á -Âu và Bắc Mỹ, nhưng chưa có dấu hiệu tồn tại của chúng vào cuối thời kỳ Kỷ Băng đá khoảng 11.000 năm trước.

Lớp mỡ dày, sừng dài và lông màu nâu dày rất tốt chống lại giá rét nhưng đã không thể chịu được khí hậu ấm và sự gia tăng sinh sản cùng đàn.

Chúng là loài vật được nghiên cứu nhiều nhất ở Kỷ Băng đá, nhờ sự lưu giữ xác bảo quản dưới đất và những bức tranh do các họa sĩ thời kỳ Đồ đá châu Âu khắc nên.

Xương sử dụng cho các nghiên cứu gần đây được cung cấp từ ngân hàng Berelekh River vùng Yakutia (Nga) nơi có hàng nghìn mảnh xương của khoảng 160 con voi Ma mút được tìm thấy.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị