Phát hiện loài rắn có giác quan thứ sáu
Các nhà khoa học bang California, (Mỹ) phát hiện loài rắn có khả năng nhận biết nguồn nhiệt từ khoảng cách xa. Chúng có được khả năng này là nhờ các cơ quan đặc biệt phân bố ở khu vực đỉnh đầu. Bộ phận này giúp chúng "nhìn" thấy các tia bức xạ nhiệt phát ra từ con mồi.
Theo các nhà khoa học, giác quan thứ sáu này chỉ có duy nhất ở loài rắn mà không loài sinh vật sống nào có được. Các nhà khoa học còn tiến hành nghiên cứu khả năng nhận biết nguồn nhiệt của loài rắn ở cấp độ phân tử. Theo đó, rắn có khả năng phân biệt đối tượng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường chỉ 0,002oC. Kết quả nghiên cứu trên đã bác bỏ giả thuyết cho rằng loài rắn có khả năng phát hiện nguồn nhiệt nhờ thị giác.
Robot Autom giúp con người giảm béo hiệu quả
Vừa qua, tiến sĩ Curry Jasonkidd thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã chế tạo thành công robot có tên gọi "Autom," có thể đưa ra lời khuyên giúp con người thực hiện chế độ giảm béo. Robot Autom có chiều cao 38 cm, hai chân ngắn, phía chính diện có một màn hình hiển thị hình chữ nhật. Sử dụng robot Autom rất đơn giản, chỉ cần ấn nút khởi động, nó sẽ mở mắt và nhìn vào người sử dụng. Sau màn chào hỏi và giới thiệu, Autom sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn thực hiện chế độ giảm béo dựa vào những thông tin về trọng lượng cơ thể, thói quen ăn uống, lịch trình vận động, mục tiêu giảm béo mà bạn cung cấp. Ngoài ra, Autom còn có thể phác họa biểu đồ dựa vào tiến trình giảm béo và thói quen sinh hoạt của bạn, qua đó giúp bạn hoàn thành mục tiêu giảm béo một cách có hiệu quả hơn.
Nhật Bản chế tạo thiết bị nuôi cấy tế bào tự động
Viện Nghiên cứu Khoa học-Công nghệ tiên tiến quốc gia (AIST) và Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản vừa chế tạo thành công thiết bị có khả năng tự động nuôi cấy tế bào cho nhiều người bệnh cùng một lúc. Theo Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki, thiết bị này có kích thước 4mx2mx2m và hai cánh tay robot có thể lặp lại thao tác của các kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Những cánh tay robot này cho phép thiết bị nuôi cấy tế bào một cách tự động cho nhiều người cùng một lúc, đặc biệt là nuôi cấy các tế bào gốc iPS - loại tế bào có thể sử dụng để phát triển thành bất cứ loại mô nào trên cơ thể. Giá của thiết bị này dự kiến lên tới 100 triệu yên (tương đương
1,07 triệu USD). Một quan chức của Tập đoàn Kawasaki cho biết, đây là thiết bị nuôi cấy tế bào tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Trong tương lai, Kawasaki hy vọng sẽ sản xuất mỗi năm khoảng 100 thiết bị như vậy. Việc nuôi cấy tế bào hiện đòi hỏi rất nhiều thời gian vì các kỹ thuật viên chuyên nghiệp phải chăm sóc các tế bào cho từng bệnh nhân theo phương pháp thủ công.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com