Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dữ liệu mới từ vệ tinh hé lộ tác động của chính sách kiểm soát ô nhiễm tại Olympic Bắc Kinh

Cơ quan môi trường của Trung quốc tin là họ đã giữ được bầu trời sạch hơn, không khí dễ hít thở hơn trong mùa hè 2008 vừa qua khi họ bất ngờ quyết định đóng cửa tạm thời một số nhà máy, cấm xe cộ lưu thông trong giai đoạn nước rút trước khi Thế vận hội diễn ra để thanh lọc bầu không khí ở Bắc Kinh. Và rốt cuộc họ đã đạt được kết quả gì?

Họ không nhất thiết phải lập kế hoạch cho những thứ kiểu như thử nghiệm chưa từng có bằng vệ tinh để đo mức độ tác động của chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí. Nhân cơ hội này NASA cũng đã phân tích dữ liệu thu được từ hai vệ tinh Aura và Terra nhằm chỉ ra cách thức mà các chất gây ô nhiễm chủ yếu phản ứng lại với các chính sách hạn chế mà Trung Quốc áp dụng cho Olympic năm nay.

Theo nhà khoa học về khí quyển Jacquelyn Witte và các đồng nghiệp tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Md., việc hạn chế thải khí có ảnh hưởng rất rõ rệt. Suốt 2 tháng áp dụng các hạn chế này, nồng độ ni-tơ đi-ô-xít (NO2)-một lại khí độc hại sinh ra do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (chủ yếu là từ xe cộ và các nhà máy điện) tụt giảm xuống gần 50%. Tương tự như vậy, lượng khí các-bon mônô-xít (CO) cũng giảm chừng 20%.

Bà Witte đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày kết quả phân tích tại kì họp mùa thu của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ tại San Francisco vào hôm 16/12 vừa qua.

Một số khoa học gia đặt câu hỏi rằng liệu các chính sách hạn chế ô nhiễm không khí mà Bắc Kinh thực hiện công khai kia có mang lại hiệu quả thưc sự. Những dữ liệu mới này sẽ là minh chứng rõ ràng cho những gì họ đã làm. “Sau khi chính quyền gỡ bỏ lệnh cấm xe cộ lưu thông, nồng độ các chất gây ô nhiễm lại trở lại như ban đầu ngay”, Witte nhấn mạnh.

Sự sụt giảm bất ngờ của một số chất gây ô nhiễm đã khiến các nhà nghiên cứu sững sờ. Khi phân tích dữ liệu sơ bộ, dường như ảnh hưởng là không đáng kể, Mark Schoeberl, một nhà khoa học tham gia dự án khai thác vệ tinh Aura và người có đóng góp cho nghiên cứu này giải thích. Nhưng sự sụt giảm đó chỉ đáng chú ý khi người ta tập trung vào chi tiết khu vực thành phố Bắc Kinh.

Nếu nhìn rộng ra chúng ta có thể thu thập được các chất ô nhiễm do phương tiện lưu thông từ khoảng cách rất xa. Có vẻ như đây là trường hợp mà khí sun-phua đi-ô-xít (SO2) tồn tại lâu hơn trong khí quyển. Mặc dù vệ tinh đã phát hiện ra có sự giảm sút nồng độ khí CO2-sản phẩm phụ của các nhà máy điện chạy bằng than đá và là thành phần chính yếu của mưa a-xít nhưng tác dụng rộng của nó là nhờ nỗ lực cắt giảm CO2 trên toàn đất nước Trung Quốc, Kenneth Pickering, một nhà khoa học khác cùng tham gia dự án giải thích.

Witte và các cộng sự cho rằng gió đã đưa khí CO2 từ các tỉnh công nghiệp hóa cao về phía nam Bắc Kinh. Tuy nhiên bà bà cũng cảnh báo rằng việc dự đoán chính xác khí sun-phua đi-ô-xít từ vệ tinh là rất khó khăn vì dò tìm khí này ở ngay mặt đất nơi chúng phong phú nhất cũng đã khó khăn rồi. Tốt hơn hết là nên tin việc đo khí SO2 là công việc đang tiến triển, Pickering nhấn mạnh.

Rốt cuộc, mục đích của các nhà nghiên cứu là dùng dữ liệu vệ tinh để đánh giá và cải tiến các mô hình địa phương và khu vực để dự đoán cách thức nồng độ ô nhiễm phản ứng như thế nào với những thay đổi lượng khí thải ra. Các hệ thống như vậy thực tế rất quan trọng để hiểu về hệ thống tổng thể của trái đất và hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xem xét các phương thức giảm ô nhiễm.

Cho đến thời gian gần đây, việc cải thiện thành phần khí quyển và các mô hình hóa học rất khó khăn vì các nhà khoa học khó lòng tìm ra mối liên hệ giữa ước lượng tổng thể “từ dưới lên” của các chất khí- hay tính toán các nguồn ô nhiễm có thể như số lượng xe trên đường, khối lượng than đá bị đốt cháy-với quan sát “từ trên xuống” của các số liệu từ vệ tinh. Theo Pickering dữ liệu thu đươc từ dụng cụ giám sát ô-zôn do Hà Lan cung cấp trên vệ tinh Aura và kết quả đo mức độ ô nhiễm trong công cụ đối lưu trên Terre đã hỗ trợ đắc lực nghiên cứu của họ.

Sẽ mất vài năm để nhóm nghiên cứu gồm cả các điều tra viên tại đại học Iowa và phòng thí nghiệm quốc gia ở Illinois hoàn thiện và kiểm tra lần cuối các mô hình này.

Nhóm nghiên cứu cũng đang chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đồng nghiệp tại đại học Tsinghua, Trung Quốc. “Họ rất quan tâm đến kết quả nghiên cứu của chúng tôi” Pickering nói “Dữ liệu từ vệ tinh Aura và Terra cần được chia sẻ và chúng tôi sẽ giúp các nhà khoa học sáng tạo ra những phương thức chính xác để định lượng và đánh giá các nỗ lực hiện có nhằm giảm khí thải.”

Theo hãng thông tấn Xinhua, Trung Quốc hiện đang theo đuổi một nỗ lực không ngừng hạn chế lượng khí sun-phua đi-ô-xít. Gần đây các quan chức vừa quyết định một qui định nới lỏng hơn trong qui định hạn chế chạy xe tại Olympic, qui định mà theo đó yêu cầu hầu hết xe hơi không ra đường ít nhất một ngày trong 1 tuần.

Sắp xếp lại những gì diễn ra tại ở Bắc Kinh ngày từ đầu, Greg Carmichael, giáo sư công nghệ hóa và sinh hóa tại Đại học Iowa cho biết, quá trình đã được mô phỏng ở đây có thể cung cấp khả năng thăm dò các biến đổi khí thải và cải thiện các mô hình kiểm soát khí thải trên phạm vi toàn cầu.

 

(Theo PhysOrg - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị