Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Lá cây nhân tạo"- nhiên liệu sạch của tương lai

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đang tìm cách mô phỏng quá trình quang hợp của lá cây để sản xuất các thiết bị tạo ra nguồn điện và các dạng nhiên liệu sạch khác.


Quá trình quang hợp của cây để chuyển nước và khí CO2 thành đường được coi là cách thức biến đổi ánh sáng Mặt Trời hiệu quả nhất trên Trái Đất hiện nay.

Theo đó, khi ánh nắng chiếu vào lá cây, nguồn năng lượng sẽ được hấp thụ để phục vụ một số phản ứng hóa học, trong đó có phản ứng tách nước thành hydro và oxy. 

Tiếp đó, khí hydro sẽ kết hợp với khí CO2 mà lá cây hấp thụ từ không khí để tạo thành đường, vách tế bào và các chất hữu cơ khác. 

Dựa trên ý tưởng đó, các nhà nghiên khoa học đang bắt tay vào một dự án nghiên cứu có tên "lá cây nhân tạo", với tổng giá trị đầu tư 1 triệu bảng (1,7 triệu USD). Dự án sẽ mô phỏng quá trình lá cây tách các hạt phân tử nước thành các thành phần có thể tạo ra nguồn điện hydro hoặc metanon. 

Theo ước tính của giới khoa học, nếu tận dụng được lượng ánh sáng chiếu vào Trái Đất trong 1 tiếng đồng hồ là đã có thể đáp ứng nhu cầu về điện năng cho cả thế giới trong vòng 1 năm.

Các nguồn nhiên liệu do "lá cây nhân tạo" tạo ra trước hết sẽ được ứng dụng trong sản xuất acquy dành cho ôtô chạy điện - loại xe thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là làm sao tách hydro ra khỏi nước, bởi các phương pháp hiện nay còn quá đắt đỏ. Thực vật đã có một quá trình tiến hóa hơn 2,5 tỷ năm để hoàn thiện chu trình này, tạo ra nguồn oxy lớn nhất cho Trái Đất.

Chuyên gia sinh vật học James Barber, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng nếu lá cây có thể làm được điều đó, thì khoa học cũng có thể làm được, thậm chí còn tốt hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Năm 2013, Hàn Quốc sẽ có robot khai thác than đá
  • “Rừng nhân tạo” hấp thu khí CO2
  • “Cây nhân tạo” hút CO2 trong không khí
  • Năng lượng gió chưa hẳn thân thiện môi trường?
  • Sắp tới kỷ nguyên điện không dây
  • 10 phát kiến vì môi trường
  • Sẽ có quốc gia sử dụng 100% năng lượng sạch
  • Nhiên liệu từ cá mập ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị