Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt Trời có thể làm chậm xu thế ấm lên của khí hậu

(Nguồn: Internet)
Thông thường chúng ta cho rằng khi Mặt Trời hoạt động tích cực và bức xạ gia tăng sẽ khiến cho năng lượng Trái Đất tăng cao, làm cho khí hậu Trái Đất ngày càng nóng lên.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Học viện Hoàng Gia Anh phát hiện sự giảm thiểu bức xạ tia tử ngoại của Mặt Trời dẫn tới sự thay đổi tầng ozone và khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Trong khi đó Mặt Trời hoạt động tích cực lại giúp hạ thấp nhiệt độ Trái Đất.

Phát hiện mới này đi ngược lại hoàn toàn so với nghiên cứu trước đó của giới khoa học. Phát hiện mới cho thấy Mặt Trời có thể sẽ làm chậm lại xu thế ấm lên khí hậu toàn cầu.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích số liệu quang phổ Mặt Trời thu thập bởi vệ tinh "sự bức xạ Mặt Trời và biến đổi khí hậu" (SORCE). Vệ tinh SORCE chủ yếu thu thập các số liệu về năng lượng Mặt Trời bao gồm sự bức xạ của tia X-quang, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại gần.

Nghiên cứu phát hiện khi Mặt Trời hoạt động yên tĩnh và giảm thiểu bức xạ, cường độ bức xạ tại khu vực gần bề mặt Trái Đất sẽ tăng lên. Các nhà khoa học suy đoán từ nay về sau khi Mặt Trời hoạt động tích cực, có thể sẽ làm hạ thấp nhiệt độ Trái Đất.

Nhà khoa học Joanna Haigh thuộc Học viện Hoàng Gia Anh, cho biết khi Mặt Trời hoạt động tích cực sẽ làm xuất hiện nhiều hơn sự bức xạ từ Mặt Trời. Sự bức xạ Mặt Trời là nhân tố mang tính quyết định đối với kết cấu và thành phần nhiệt của tầng khí quyển Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, khi hoạt động của Mặt Trời giảm dần, sự bức xạ Mặt Trời cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, do ánh sáng Mặt Trời chứa nhiều chủng loại bức xạ khác nhau, vì thế chúng sẽ có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của thành phần khí quyển và sự ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề này hiện tại giới khoa học còn chưa có nhiều nghiên cứu liên quan.

Đài khí tượng Anh cũng vừa công bố báo cáo nghiên cứu khí hậu mới nhất, cho thấy trong gần 10 năm qua tốc độ ấm lên toàn cầu chậm lại không phải là do nỗ lực của con người giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính, mà là kết quả của một số nhân tố biến đổi trong giới tự nhiên, trong đó có sự biến đổi của hoạt động Mặt Trời.

Ngoài ra, hàm lượng hơi nước trong tầng khí quyển giảm xuống cũng giúp sự ấm lên khí hậu toàn cầu chậm lại./.
 
Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Sinh vật ngoại lai - Lời cảnh báo chưa muộn
  • 400 cây anh đào Nhật Bản vượt biển sang Đà Nẵng
  • Làm vườn trên vỉ chống thấm chuyên dụng
  • Dơi tí hon ở Ecuador
  • Giả giọng để đánh cắp thức ăn
  • Voọc mũi hếch mới ở Myanmar
  • Loài kiến cũng có 'phân cấp địa vị' trong xã hội
  • Trăn kìm ở châu Mỹ có khả năng sinh sản đơn tính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị