Cọp châu Á có thể biến mất trong vòng 12 năm tới do nạn săn bắn trộm, mua bán lậu da, xương và các bộ phận khác của cọp. 170 đại biểu của 13 nước châu Á đã cam kết sẽ nỗ lực cứu loài vật quý hiếm này tại hội nghị bảo tồn cọp cấp bộ trưởng vừa diễn ra ba ngày ở Hua Hin, Thái Lan, từ ngày 27 đến 29-1
Hội nghị lần thứ nhất cấp bộ trưởng các nước châu Á về bảo tồn cọp do Thái Lan và Global Tiger Initiative (GTI) - một tổ chức liên minh giữa Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Smithsonian và 40 tổ chức bảo tồn động vật hoang dã - tổ chức. Sau hội nghị này, Chủ tịch WB Robert Zoellick và Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì hội nghị cấp cao về cọp vào tháng 9 tới tại Vladivostok, miền viễn Đông Nga.
Ngày khai mạc, trong bài diễn văn được ghi âm gửi đến hội nghị, ông Zoellick đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về tốc độ giảm số lượng đàn cọp trên toàn cầu. Ông nhấn mạnh: “Năm nay là năm con cọp. Chúng ta có thể biến nó thành một năm thực sự vì sự sinh tồn của loài cọp”.
Kết thúc hội nghị, 7 bộ trưởng và 6 quan chức cao cấp đã ký vào bản Tuyên bố Hua Hin về bảo tồn cọp, cam kết bảo tồn và mở rộng môi trường sống của cọp, tăng gấp đôisốlượng cọp từ nay đến năm Nhâm Dần - 2022; tăng cường các biện pháp chống mua bán lậu sản phẩm cọp và huy động các nguồn tài chính tại chỗ cộng với sự hỗ trợ của WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho các chiến dịch tuyên truyền, huấn luyện bảo tồn cọp.
Việt Nam chỉ còn 30 con cọp
Ngày 25-1, Quỹ World Wide Fund for Nature (WWF, hậu thân của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới ) -một tổ chức bảo tồn những động vật có nguy cơ tuyệt chủnglớn nhất thế giới – đãcông bố một bản báo cáo xám xịt về cọp ở Đông Nam Á. Báo cáo cho biết tính từ năm con cọp trước (năm Mậu Dần – 1998), đàn cọp sống trong môi trường thiên nhiên đã giảm súthơn 70%.
Dẫn các số liệu của Hội Địa lý Quốc gia, WWFước tínhnăm 1998, đàn cọp ở vùng Mekong lớn có khoảng 1.200 con nhưng năm nay (2010-Canh Dần) chỉ còn khoảng 350 con. Riêng ở ba nước Đông Dương (Việt-Campuchia-Lào) mỗi nước chỉ còn chừng 30 con. Số còn lại tập trung ởvùng núi Kayah Karen Tenasserim ở biên giới Thái Lan –Myanmar.
Vùng Mekong lớn bao gồm các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Vùng nàycó những khu rừng rất rộng, diện tích tổng cộng lên đến 540.000 km2 (rộng bằng nước Pháp) vốn là môi trường rất tốt để loài cọp tồn tại và phát triển. Đó cũng là lý do WB chọn vùngMekong lớn để tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên về cọp.
Giống cọp Bali này đã tuyệt chủng từ năm 1937. Ảnh: UWEC
Xu hướng đàn cọp giảm số lượng không chỉ diễn ra ở dọc dòng sông Mekong mà trên toàn cầu. Nếu năm 1998, cả thế giới có khoảng 5.000-7.000 con cọp thì năm nay chỉ còn trên dưới 3.200 con.
Theo nhận định của WWF,cuộc khủng hoảng giảm sút đàn cọp nói trên có hai nguyên nhân chủ yếu:môi trường sống của loại vậtdũng mãnh và bí ẩn này bị thu hẹp dần theo năm tháng và việc săn bắn trộm trên diện rộngvới mục đích tìm kiếm da, xương cốt, dương vật và các bộ phận khác của cọptheo yêu cầu ngày càng cao của đông y.
Da cọp được bán với giá rất cao ở Trung Quốc và các nước châu Á. Nó được dùng để trang trí và làm đồ vật trong nhà những người giàu có. Các bộ phận khác, nhất là bộ xương, được dùng chủ yếu như nguyên liệu để bào chế thuốc đông y (cao hổ cốt). Đến những vật nhỏ như râu cọp cũng được xem làvật lưu niệm có khả năng trừ tà, đuổi quỷ. Bởi vậy, buôn lậu những thứ này đứng hàng thứ ba trên thế giới chỉ sau vũ khí và ma túy. Theo Interpol (cảnh sát quốc tế), giá trị buôn bán các sản phẩm từ cọp hằng năm vào khoảng từ 10 đến 20 tỉ USD.
Tình ngay lý gian?
Mối quan tâm đặc biệt của WBvề loài cọp được thể hiện ở việc ra mắt trọng thể tổ chức GTI vào tháng 6-2008. WB muốn đặt việc bảo tồn cọp vào chương trình nghị sự chính trị quốc tế và đảm nhận vai trò đầu tàu. WWF cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, WB thực hiện một sáng kiến quan trọng chỉ nhằm bảo vệ một giống vật”. Thật vậy, WB đã đầu tư 1,5 triệu USD để huấn luyện nhân viên bảo tồn cọp ở một số nước có nhiều cọp mà điển hình là nước Lào.
Văn phòng WB ở Vientiane đãhỗtrợ , thông qua tổ chức GTI, 15.000 USD cho chiến dịch bảo tồn động vật hoang dã của Lào với các thành phần tham gia bao gồm chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
Việc WB mở rộng danh mục đầu tư bằng cách lấn sân sang lãnh vực bảo tồn động vật hoang dã, cụ thể là cọp, đã bị một số nhà hoạt động về môi trường chỉ trích. Họ cho rằng WB muốn dư luận quên đi các dự án lớn- xây đập ngăn nước khổng lồ chẳng hạn-mà WB đã từng đầu tư trước đây. Chính những dự án này đã phá hủy môi trường sống của cư dân địa phương nói chung và của cọp nói riêng.
Bittu Sahgal, tổng biên tập tờ Sanctuary Asia, một trong những tạp chí hàng đầu về động vật hoang dã ởẤn Độ, nêu một ví dụ: “Khi WB nói muốn cứu loài cọp, WB đồng thời mời gọi Chính phủ Ấn Độ vay hơn 1 tỉ USD để xây xa lộ và mỏ khoáng sản. Những công trìnhnày chắc chắn sẽ tiêu diệt môi trường sống của cọp và các loại thú hoang dã khác”.
Cọp là động vật đứng đầu danh sách 10 động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà Liên Hiệp Quốc kêu gọi giám sát đặc biệt.
Kỳ tới: Hồi chuông báo tử cọp Sumatra
(Theo NGUYỄN CAO // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com