Ngày 31-3, Tiến sĩ Ngô Anh, Trưởng phòng thí nghiệm thực vật, khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế cho biết, ông và đồng sự đã nuôi trồng thành công loại nấm linh chi đen (còn gọi hắc chi), có tên khoa học Ganoderma subresinosum, bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
Mẫu nấm này được ông cùng các đồng sự đã tìm thấy tại các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, sau khi tiến hành thuần hóa, nuôi cấy trong thời gian bốn tháng nấm linh chi đen đã đạt trọng lượng hơn 50 gam.
Linh chi đen được xem là loài nấm quý, là một trong sáu nhóm linh chi quý hiếm (lục bảo linh chi). Trong dân gian, loài nấm này có vị mặn tính lành không độc, trị tiểu đường, ích thận, làm sạch máu, giải độc, bảo vệ gan, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, thường dùng trong các bài thuốc trị liệu chứng sưng gan, ngừa và trị liệu huyết áp cao…
TS Ngô Anh cho biết, thời gian tới, ông sẽ tiến hành nghiên cứu các thành phần hoạt chất của linh chi đen, cũng như các động tác để chuyển giao công nghệ nuôi trồng các loại nấm linh chi cho các công ty dược để các loài nấm này tạo nguồn dược liệu có đóng góp cho y học.
Ngoài linh chi đen, trước đó, TS Ngô Anh cũng đã nuôi trồng thành công năm loài nấm linh chi của năm nhóm linh chi, trong đó có loài nấm linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi – Ganoderma colossum).
TS Ngô Anh đã gửi mẫu nấm linh vàng sang phòng thí nghiệm sinh y dược Đại học tổng hợp Jena – Đức, và kết quả xét nghiệm cho thấy, ngoài những công dụng phổ biến trong y học thì loài nấm linh chi này còn có bảy hợp chất chống căn bệnh ung thư.
TS Ngô Anh cũng nuôi trồng thành công một loài nấm linh chi quý hiêm có tên linh chi đa niên (còn gọi cổ linh chi).
(Theo Tường Minh // Báo Nhân dân)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com