Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long

Ðồng bằng sông Cửu Long mang lại nguồn lợi thiên nhiên trù phú cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh về số dân, điều kiện khí hậu thay đổi, các đợt lũ lụt lớn xảy ra thường xuyên hơn, nguồn nước sạch ngày càng hạn chế, đất đai với những dấu hiệu của nhiễm mặn hay a-xit hóa, môi trường sống đang có nhiều biển đổi theo chiều hướng bất lợi.

Tất cả những vấn đề nói trên đòi hỏi phải có biện pháp quản lý tài nguyên một cách tổng hợp và tối ưu hóa.

Ðể đáp ứng mục tiêu này, việc nghiên cứu, thống kê những yếu tố về thủy văn, thủy lợi, sinh thái học và xã hội học phải tiến hành trước một bước.

Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ để các cơ quan có liên quan đề ra các biện pháp khả thi quản lý bền vững tài nguyên vùng Ðồng bằng sông Cửu Long.

Dự án WISDOM (xây dựng hệ thống thông tin liên quan tài nguyên nước ở Ðồng bằng sông Cửu Long) là dự án hợp tác song phương giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Bộ liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu của CHLB Ðức (BMBF).

Dự án bắt đầu thực hiện đầu năm 2007 và  kết thúc giai đoạn một vào đầu năm 2010. Dự án được phía BMBF cấp kinh phí thực hiện khoảng 5 triệu euro và phía MOST là 100 nghìn USD.

Bên cạnh dự án Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước,  WISDOM cũng là một trong những dự án lớn về lĩnh vực nước và môi trường của Bộ BMBF, có khoảng 60 nhà khoa học và 14 nghiên cứu sinh tham gia thực hiện dự án.

Tham gia dự án có mười đối tác Ðức và mười đối tác Việt Nam. 

WISDOM là một hệ thống thông tin tổng hợp, bao gồm nhiều dữ liệu liên ngành khác nhau. Hệ thống bao gồm các thông tin từ lĩnh vực quan sát trái đất và hệ thống thông tin địa chất (GIS) (thông tin về nước, phân loại đất sử dụng và đất trọc, lũ, đô thị hóa), thủy văn (mô hình mức nước, bồi đắp trầm tích, kịch bản về lũ, ô nhiễm nguồn nước từ chất bảo vệ thực vật, sự phá hủy tuyến nội tiết, nước thải...), xã hội học, nhân chủng học (mật độ dân số, thiệt hại về kinh tế đối với lũ, khả năng đối phó của người dân địa phương, trình độ giáo dục), quản lý kiến thức (sự phân cấp trong quản lý và mạng lưới trong lĩnh vực nước ở nước ta) và công nghệ thông tin.

Những ứng dụng chủ yếu của hệ thống là: Theo dõi lũ lụt và hạn hán; đánh giá nguy cơ, thiệt hại tiềm năng và thực tế của lũ lụt và hạn hán; phân tích chất lượng nước, mức độ ô nhiễm và bồi đắp trầm tích; tăng cường công tác dự báo lũ nhờ thông tin viễn thám; xây dựng các mô hình để tính toán xác định vị trí các nguồn thải trên bề mặt và dưới bề mặt; thông tin thay đổi về sử dụng đất và đất trọc; liên kết các thông tin về đất sử dụng với thông tin về nhu cầu nước, lượng nước có sẵn và sự tràn nước hoặc thiếu nước.

Ðánh giá nguy cơ ảnh hưởng cuộc sống của người dân địa phương trong điều kiện lũ lụt và ô nhiễm.

Hệ thống thông tin sẽ là nơi lưu giữ thông tin liên ngành, cho phép cập nhật thông tin liên tục và hỗ trợ quá trình ra quyết định và quy hoạch.

Nó không chỉ là cơ sở dữ liệu chứa các thông tin mà còn cho phép người sử dụng đặt các câu hỏi (Thí dụ câu hỏi là "Hãy chỉ cho tôi toàn bộ các vùng dân cư phân bố ở các nhánh sông bị ô nhiễm nặng, tại đó khả năng đối phó với lũ của người dân thấp") và do vậy sẽ tạo ra sản phẩm mới (online hoặc các bản đồ) qua quá trình xử lý.

Người ra quyết định trong việc quy hoạch không cần có nhiều kiến thức về GIS và công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng được. Ðây là một hệ thống thông tin có cấu trúc đơn giản và dễ sử dụng.

Mục tiêu của dự án là cho phép truy cập đồng thời vào toàn bộ các dữ liệu và điều quan trọng hơn là cho phép người ra quyết định thực hiện các phân tích trên những câu hỏi rất đặc biệt.

Hệ thống thông tin sẽ cung cấp một công cụ rất hữu ích trong việc quy hoạch quốc gia, vùng và địa phương.

Hệ thống thông tin này được xem như là một công cụ định vị toàn cầu nhỏ cho Ðồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống được thiết kế tập trung vào sự tổng hợp các dữ liệu sẵn có và dữ liệu mới từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong dự án. Ðiều này cho phép người sử dụng có các phân tích định hướng và đặt các câu hỏi cho việc đưa ra các giải pháp bền vững trong lĩnh vực quản lý nước và các nguồn tài nguyên khác.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị