Một dự án táo bạo sắp được triển khai tại Mỹ: xây dựng nhà máy phong điện trên không trung.
Phong điện là nguồn năng lượng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Công suất hiện nay của toàn thế giới đang tiến gần tới 50.000 MW - xấp xỉ công suất của 50 nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan tới nguồn điện không ô nhiễm này. Ngoài tiếng ồn, các tua-bin làm nhiễu tín hiệu vô tuyến, gây nhức mắt và vô dụng khi không có gió.
Tuy nhiên, đừng vội lo vì kỹ sư Bryan Roberts thuộc Đại học Công nghệ ở
Những cơn gió mạnh tới 320km/h sẽ làm quay các cánh quạt trên FEG, tạo ra một dòng điện. Dòng điện đó sẽ được truyền dọc theo những sợi dây siêu mạnh xuống các trạm mặt đất để hoà vào mạng điện quốc gia. Mỗi FEG có thể tạo ra 20 MW và 600 chiếc như thế sẽ sản xuất đủ điện để cung cấp cho hai thành phố có quy mô ngang bằng thành phố Chicago ở Mỹ. Trong hai năm tới, Sky WindPower dự định chế tạo một FEG 200 kW trị giá 4 triệu đôla và thả nó trong một khu vực hoang vắng tại Mỹ nếu được Cục hàng không liên bang cấp phép.
Theo Roberts, các FEG sẽ được tập hợp trong các trang trại rộng 520km2 nằm trong không trung. Mỗi tuốc bin nặng 20.000kg sẽ được chế tạo từ vật liệu chế tạo máy bay - sợi cácbon, nhôm và sợi thuỷ tinh. Bốn cánh quạt dài 40m trên mỗi FEG được thiết kế sao cho vừa có chức năng sản xuất điện, vừa kiểm soát chính các FEG. FEG sẽ được nối với một sợi dây dày 7cm và sợi dây sẽ được nối với một chiếc tời ở trạm mặt đất. Để đưa FEG vào không trung, sợi dây sẽ truyền một dòng điện 20.000 V, làm quay cánh quạt theo chiều ngang. Ngoài ra, FEG còn có hệ thống kiểm soát bằng máy tính nhằm điều chỉnh góc tối ưu trong gió.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com