Cơn sốt xây dựng nhà máy điện chạy bằng than của Trung Quốc đã gây nên lo ngại cho thế giới vì ảnh hưởng đối với thay đổi khí hậu. Trung Quốc hiện nay sử dụng nhiều than hơn tổng số than của Mỹ, Châu Âu và Nhật và trở thành nước thải khí lớn nhất. Nhưng có một điều ít được nhắc tới là Trung Quốc trong hai năm qua nổi lên là nước dẫn đầu thế giới xây dựng các nhà máy điện chạy bằng than ít ô nhiễm hơn và hiệu suất hơn, thống lĩnh được công nghệ và đẩy chi phí xuống. Các nước phương Tây vẫn còn phụ thuộc nặng vào các nhà máy điện đốt than xây dựng cách đây nhiều thập kỷ bằng công nghệ lạc hậu, không hiệu quả, đốt nhiều than, thải nhiều khí CO2. Còn Trung Quốc yêu cầu các công ty điện cho về hưu nhà máy điện ô nhiễm, già nua và thay bằng nhà máy mới. Trong khi Mỹ còn bận tranh cãi có nên xây nhà máy điện chạy bằng than hiệu năng hơn thì Trung Quốc đã xây các nhà máy như vậy với tốc độ mỗi tháng một nhà máy. Tại Mỹ, công việc xây dựng thế hệ nhà máy điện thế hệ mới ít ô nhiễm đã bị ngừng dù Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu cho biết chính quyền Obama có thể cho xây một nhà máy loại này. Trong khi đó Trung Quốc vừa cho phép mua thiết bị để lắp đặt cho một nhà máy điện tại Thiên Tân. Cao Peixim, chủ tịch Tập đoàn Huaneng, công ty điện quốc doanh lớn nhất Trung Quốc và có phần hùn đa số trong liên doanh xây nhà máy tại Thiên Tân cho biết công ty cam kết theo đuổi dự án dù nó tốn kém hơn nhà máy thông thường vì công ty không chỉ nhìn dự án ở thuần khía cạnh tài chính. Tuy vậy ngành điện đốt than của Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề. Dự báo nước này tiếp tục tăng thải khí gây ấm toàn cầu và mục tiêu của Trung Quốc sử dụng công nghệ mới nhất để hạn chế sự gia tăng này. Chỉ một nửa trong các nhà máy điện đốt than của Trung Quốc có hệ thống kiểm soát khí thải để loại bỏ hợp chất sulfur gây ra mưa axit, và thậm chí các nhà máy có công nghệ này không phải lúc nào cũng dùng. Trung Quốc chưa ra quy định khí thải vốn gây sương mù nặng tại các thành phố lớn. Còn các nhà máy mới xây thì chỉ 60% sử dụng công nghệ mới hiệu năng hơn nhưng chi phí cũng đắt hơn. Với hiệu năng cao hơn, nhà máy điện đốt ít than hơn, thải CO2 ít hơn cho mỗi đơn vị điện sản xuất. Chuyên gia nói những nhà máy kém hiệu năng nhất tại Trung Quốc chuyển từ 27 đến 36% năng lượng từ than sang điện trong khi những nhà máy hiệu năng nhất có tỷ lệ 44%, có nghĩa chúng chúng có thể cắt khí thải nhà kính hơn 1/3 so với các nhà máy kém hiệu năng. Tại Mỹ, các nhà máy có hiệu năng nhất đạt khoảng 40% vì họ không dùng nhiệt độ hơi nước cao nhất như tại Trung Quốc. Hiệu năng trung bình của các nhà máy đốt than của Mỹ vẫn cao hơn của Trung Quốc vì Trung Quốc xây quá nhiều nhà máy hiệu năng thấp trong thập niên qua nhưng nước này đang thu hẹp khoảng cách bằng cách sử dụng thiết kế tiến tiến nhất của thế giới. Nỗ lực của Trung Quốc bắt đầu có kết quả đối với dự báo khí hậu. Trong báo cáo mới nhất tháng 11 qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế giảm dự báo tăng trong khí thải nhà kính của Trung Quốc từ 3,2% còn 3%. Trong bốn năm qua Trung Quốc đã tăng gấp đôi công suất năng lượng gió, sắp vượt qua Mỹ sớm nhất trong năm nay là thị trường năng lượng gió lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng đang xây thêm các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng than vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất tại Trung Quốc. Bằng công nghệ sử dụng hơi nước cực nóng để đạt hiệu năng cao nhất và xây nhiều nhà máy điện đốt than giống nhau cùng lúc, Trung Quốc đã cắt chi phí đáng kể nhờ tính kinh tế theo quy mô. Hiện một nhà máy điện công nghệ mới tại Trung Quốc xây dựng có chi phí ít hơn 1/3 so với nhà máy điện đốt than kém hiệu năng tại Mỹ.Một poster thông báo sắp xây một nhà máy điện tại Thiên Tân, Trung Quốc
(Theo SaigonNews // Báo Bình Dương)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com