Trong cái nóng bức và ánh nắng gay gắt của mùa Hè khiến cho mọi người đều cảm thấy khó chịu và làn da ít nhiều bị ảnh hưởng. Tìm hiểu kỹ về sự tác động và giảm thiểu tổn thương do ánh nắng sẽ giúp các bạn giữ gìn làn da khoẻ đẹp.
Tại sao ánh nắng làm cháy da?
Khi bạn phơi mình trên chiếc ghế dài, các tia cực tím từ mặt trời xuyên qua da bạn và huỷ hoại các tế bào sống mà thông thường chúng có chức năng tái tạo lớp da mới. Tia cực tím A, UVA có thể di chuyển sâu hơn vào bên trong làn da và cả hai loại tia UVA và UVB đều có thể làm cháy da.
Tại sao làn da bị cháy nắng lại chuyển sang màu đỏ?
Để khắc phục thương tổn và loại bỏ những tế bào chết, các mạch máu phải giãn ra và lưu lượng máu tăng lên ở những phần bị cháy trên cơ thể. Lượng máu vượt mức bình thường đó khiến da bạn bị đỏ và nóng hơn.
Nguyên nhân nào khiến phần da tiếp xúc với ánh nắng bị rám và ngứa?
Các tế bào hư hại gửi thông điệp tới não bộ rằng chúng đã bị tổn thương và kích hoạt cơ quan cảm nhận sự đau đớn nên làm cho da bạn trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc.
Tại sao làn da bị sạm đen?
Để phản ứng lại việc tia UV đang đốt cháy lớp da bên trong, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều sắc tố melanin hơn dẫn tới sẫm da. Sắc tố hấp thu sự bức xạ và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Đa số chúng ta không bị sạm đen sau 1 ngày trên biển hoặc một buổi nhuộm da tại thẩm mỹ viện vì làn da cần có thời gian để sản sinh melanin.
Kem chống nắng có tác dụng thế nào?
Các loại kem chống nắng hiệu quả nhất giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Về phương diện hoá học, chúng hoạt động bằng cách hấp thu tia UV hay làm chệch hướng tia xạ khỏi cơ thể bạn.
Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 có tốt gấp đôi loại SPF 15?
Không hẳn vậy. Chỉ số SPF cho bạn biết trước thời gian bạn bị cháy nắng. Bôi kem chống nắng SPF 2 cho phép bạn vô tư dưới ánh nắng mặt trời lâu hơn 2 lần nếu bạn không dùng nó. SPF 30 có khả năng bảo vệ làn da bạn cao hơn 30 lần và làm chệch hướng 97% tia nắng trong khi loại SPF15 chỉ đánh lạc hướng được 93% tia UV.
Tại sao chúng ta dễ bị cháy nắng hơn khi ở biển?
Tia nắng mặt trời có thể bức xạ trên cát và nước (tuyết cũng vậy). Thêm nữa, một số yếu tố khác là tia UV mạnh nhất trong mùa Hè, vào buổi trưa, tại một số vùng cao hơn mặt nước biển và gần với đường xích đạo. Kể cả trong những ngày râm mát thì 80% tia nắng mặt trời vẫn có thể xuyên qua các đám mây, sương mù và khói bụi.
Một chút tấy đỏ không bao giờ gây tổn thương có đúng không?
Sai. Sự tiếp xúc với tia UV có thể làm thay đổi các tế bào và dẫn tới bệnh ung thư. Phơi nắng thường xuyên khi còn nhỏ tuổi và lúc thiếu thời càng làm tăng nguy cơ tiến triển ung thư da lúc trưởng thành vì các khối u ác tính có nhiều thời gian hơn để phát triển. Ngoài ra, một số tác động khó chịu khác nữa là nếp nhăn, làn da không mịn màng, đốm nâu trên da và đục nhân mắt.
Cách tốt nhất để điều trị vết bỏng nắng là gì?
Phải mất một ngày bạn mới có thể nhìn thấy đầy đủ mức độ tổn thương. Bôi ngay thuốc Aspirin lên vết thương? Nó có thể giảm bớt sự phát triển của vết bỏng nắng. Uống nước. Hãy làm việc đó đầu tiên và giảm mức độ thương tổn bằng việc tắm nước lạnh và dưỡng ẩm với kem dưỡng chứa lô hội và hydrocortisone. Trong trường hợp bỏng nắng kèm theo triệu chứng đau đầu, rùng mình hay sốt, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
(Theo VTV Truyền hình Việt Nam/Livescience)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com