Rùa biển con. Rùa biển con sử dụng trực tiếp nguồn ánh sáng của ngôi sao và mặt trăng phản chiếu trên mặt nước để giúp chúng tìm ra đại dương khi chúng di chuyển ra đại dương từ các ổ trứng; trong các khu vực thành thị hóa, nhiều chú rùa lạc đường và di t |
Nguồn ánh sáng nhân tạo có thể làm biến đổi chu trình ánh sáng tự nhiên khiến cho những động vật sống phụ thuộc vào các điều kiện ánh sáng gặp rắc rối khi di chuyển trong môi trường sống. Trong tạp chí Sinh Thái Học và Môi Trường, nhóm cộng tác những nhà chuyên môn về sinh thái học, sinh vật học và lý sinh học hiện nay cho thấy rằng trong điều kiện ánh sáng phân cực trực tiếp có thể khiến cho các con vật bị thương và thường là bị chết.
Ánh sáng nhân tạo ở những nơi và những lúc không tự nhiên – thường được gọi là sự ô nhiễm ánh sáng – có thể lôi cuốn hoặc là đẩy lùi con vật, kết quả làm tăng động vật ăn thịt, lạc đường di trú, chọn vị trí làm ổ hoặc bạn đời sai, sự va chạm với các cấu trúc nhân tạo và giảm thời gian tìm kiếm thức ăn. Một ví dụ rõ nhất, rùa biển con sử dụng trực tiếp nguồn ánh sáng của ngôi sao và mặt trăng phản chiếu trên mặt nước để giúp chúng tìm ra đại dương khi chúng xuất hiện từ các ổ trứng; trong các khu vực thành thị hóa, nhiều chú rùa lạc đường và di trú về phía những tòa nhà hoặc những đèn đường sáng hơn.
“Các tín hiệu môi trường như ánh sáng cường độ mạnh mà loài vật hay sử dụng như một tín hiệu đường xảy ra ở những mức độ khốc liệt khác nhau trong thế giới tự nhiên,” Bruce Robertson, nhà sinh thái học tại đại học Michigan State giải thích. “Khi các tín hiệu trở thành cường độ không tự nhiên, động vật có thể phản ứng lại một cách mạnh mẽ không tự nhiên.” Đó là những phản ứng tăng cao xảy ra bởi vì cách con người làm thay đổi môi trường sống của chúng.
Những tòa nhà, xe cộ và thậm chí là con đường tối tăm, bằng phẳng có thể bị lỗi bởi những côn trùng và những loài vật khác vì nước tạo ra “bẫy sinh thái học” mà gây nguy hại cho số lượng động vật và làm suy yếu hệ sinh thái. Ánh sáng phân cực phản ánh từ đường nhựa, cửa sổ - thậm chí là các miếng nhựa và lượng dầu tràn – phản chiếu ánh sáng giống như mặt nước. Kết quả hỗn độn có thể phá vỡ cuộc sống hằng ngày và khiến các côn trùng, động vật va chạm với xe cộ và những mối nguy hại khác, Bruce Robertson khác.
Trong nghiên cứu của họ, Robertson và các bạn đồng nghiệp giải thích rằng nhiều động vật bị mất phương hướng bởi sự ánh sáng nhân tạo. Một bề mặt càng nhẵn và càng tối thì ánh sáng phản chiếu của nó càng bị phân cực. Trong hầu hết các trường hợp, ánh sáng phân cực nhân tạo tượng trưng cho một cái gì đó đối với động vật.
“Ví dụ, nguồn nguyên thủy của ánh sáng phân cực theo chiều ngang trong tự nhiên là nước,” Robertson cho biết. “Vào những năm 1980, nhà nghiên cứu sinh vật học đã khám phá ra rằng ánh sáng phân cực là một tín hiệu xác thực đến không ngờ trong việc phát hiện ra các thành phần của nước.”
Đặc biệt trong các trường hợp của con chuồn chuồn và những loại côn trùng khác, những loại côn trùng thường đẻ trứng và trãi qua thời gian đầu đời trên mặt hồ. suối, lầm lẫn với những vật thể nhân tạo trong nước có thể bị chết. Bề mặt tối, sáng bóng - như là các bề mặt kính tối của tòa nhà, nhựa đường, xe hơi màu đậm và mẫu nhựa đen – phản chiếu theo chiều ngang ánh sáng phân cực mạnh hơn nước, cái mà làm tăng sự chú ý của động vật về phía ánh sáng này. Sự mất trật tự của ánh sáng phân cực có thể gây nguy hại đến toàn bộ mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái: khi các côn trùng lầm lẫn ánh sáng của dầu trên mặt nước, những con vật ăn thịt khác thường theo sau các con côn trùng đến nguồn và trở thành cái bẫy nguy hiểm dìm chết chúng, giống như trong hồ hắc ín của Los Angeles và những hồ dầu trên thế giới.
Thậm chí không có bẫy tự nhiên, nếu sự thu hút đủ lớn, con vật không thể di chuyển ra khỏi nguồn ánh sáng phân cực, cuối cùng dẫn đến cái chết từ sự loại nước và hút nước. Ví dụ, con chuồn chuồn đẻ trứng trên đương quốc lộ đen, sáng bóng có thể trở nên bất động bởi lực hút của mặt đường sau khi đẻ trứng, kết quả là kết liễu số phận của chính nó và thế hệ con cái của nó. Những cái này được gọi là bẫy sinh thái học xuát hiện khi thay đổi môi trường xảy ra nhanh chóng hơn sự tiến hóa để thích nghi của các loài vật. Nếu có nhiều con vật là nạn thì số lượng của chúng sẽ bị giảm hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tuyệt chủng, Robertson cho biết.
Có một vài cách con người có thể cải thiện các ảnh hưởng của những cấu trúc sáng, tối lan rộng. Nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng ổ trứng màu trắng đánh dấu trên đường có thể ngăn cản các con côn trùng lầm lẫn chúng trong nước. Hơn nữa các màn cửa trắng trong những tòa nhà đen cũng có thể ngăn cản những côn trùng, dơi và chim, Robertson gợi ý.
“Có những trường hợp mà chúng ta phải lực chọn giữa cái gì là đắt hơn hoặc là cái gì là tốt hơn cho thực vật và động vật,” Robertson nói : “Các côn trùng dưới nước là nền tảng của mạng lưới thức ăn, và những gì nguy hại cho chúng cũng có nghĩa là gây nguy hại cho toàn bộ hệ sinh thái cũng như là các dịch vụ chúng cung cấp.”
(Theo ScienceDaily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com