Các nhà khoa học Anh cho biết, họ đã khám phá ra tại sao những con thằn lằn thời tiền sử lại mọc mào ở trên đầu (một điều mà từ trước đến nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học).
Một mẫu sọ của một loài thằn lằn bay có tên gọi là Tupuxuara thuộc loại hiếm có, được tìm thấy ở Brazil đã chỉ ra rằng, chiếc mào đã mọc vào thời điểm dậy thì, chứng tỏ nó đã được dùng để thu hút sự chú ý của phe khác giới.
Các chuyên gia thuộc trường Đại học Portsmouth nói rằng, thằn lằn bay đã thống trị toàn bộ bầu trời vào thời kỳ khủng long, phô trương vật trang trí trên đầu để khêu gợi phe khác giới.
Nhà cổ sinh học, TS Darren Naish cho rằng, chiếc mào là dấu hiệu của sự trưởng thành về giới, được sử dụng giống như đuôi công đực để hấp dẫn con cái. "Nó giống như chiếc mào khổng lồ của một con gà trống, màu sắc rực rỡ và cấu trúc gây ấn tượng mạnh để phô trương”, ông nói. Ông cũng cho rằng, chứng kiến một cách rõ ràng là điều mà chúng ta không thể nhưng tất cả chúng ta đều có thể tưởng tượng chúng cứ lắc qua lắc lại chiếc mào của mình để thu hút bạn tình.
Đây là một phát hiện hiếm có bởi vì trên thế giới hiện chỉ còn một vài mẫu vật hóa thạch tồn tại và tất cả đều là hóa thạch của con vật đã trưởng thành.
TS Naish và cộng sự của ông - TS David Martill đã nghiên cứu mẫu sọ và tìm thấy chiếc mào khác vào thời kỳ niên thiếu. Như thông thường, một cái mào hình tam giác lớn kéo dài từ mõm tới sau đầu, thì nó lại được tạo thành bởi 2 miếng. Một miếng nằm ở phía sau đầu còn miếng kia nằm ở phía trước mõm. Miếng mào phía trước mõm phát triển dần về phía sau và nhập lại với nhau ở tuổi dậy thì.
"Đây là một phát hiện quan trọng bởi nó gắn liền sự phát triển mào với sự trưởng thành cơ thể và những vấn đề liên quan về giới", TS Naish nói. "Mẫu vật này cực kỳ hiếm và khai thác được thêm thông tin về thằn lằn bay là điều mà tất cả chúng ta luôn quan tâm".
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com