Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các dải băng trên đảo Greenland rộng lớn đang tan dần


Qung cảnh tổng thể của Bắc Băng Dương dọc bờ biển đảo Greenland. Theo một nghiên cứu mới đây, hiện tượng các sông băng bị tan chảy nhanh trên vùng đảo Greenland mà các nhà khoa học lo ngại sẽ gây tăng đáng kể mực nước biển có thể chỉ là hiên tượng nhất thời

Theo một nghiên cứu mới đây, hiện tượng các sông băng bị tan chảy nhanh trên vùng đảo Greenland mà các nhà khoa học lo ngại sẽ gây tăng đáng kể mực nước biển có thể chỉ là hiên tượng nhất thời.

Các nhà khoa học tại Anh và Mỹ đã phát minh ra các mô hình máy tính để kiểm tra 3 điều kiện gây ra hiện tượng tan chảy nhanh – theo các tiều chuẩn áp dụng để đánh giá về sông băng – của sông Helheim, một trong những sông băng lớn nhất trên đảo Greenland.

Hai tiêu chuẩn dựa trên biến đổi do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây nên: do lưu lượng nước tăng đã tạo độ trơn phía dưới của sông băng khi bằng trôi dần về phía biển, và nhìn chung thể tích băng ngày một thu hẹp lại vì bị tan chảy.

Nếu thông tin được xác nhận hoặc mức tăng dòng chảy liên tục trong những thập kỉ sắp tới được giải thích thì nghiên cho rằng mực nước biển tăng nhanh hơn và cao hơn trước đây người ta tưởng.

Mức độ nguy hại là rất lớn: với tốc độ mà ở đó đánh dấu mực nước biển tăng có thể ảnh hưởng ghê gớm đến hàng triệu người đang sống ở những vùng thấp trũng trên toàn thế giới.

Nhưng nhóm nghiên cứu do Faezeh Nick thuộc đại học Durham dẫn đầu lại phát hiện ra rằng các hiện tượng đó không hề phù hợp với dữ liệu khoa học hiện có.

“Đơn giản là các dữ liệu đó không hề giống với những gì chúng tôi đã quan sát được”, đồng tác giả Andreas Vieli phát biểu tại một cuộc phỏng vấn.

Tuy nhiên, mô hình máy tính thứ ba giả thiết rằng tan chảy do điều kiện biến đổi gây ra trên những vùng giới hạn nơi mà sông băng và biển gặp nhau.

“Bất kì điều gì xảy ra rốt cuộc cũng gây ra phản ứng nhanh và mạnh với đối với các sông băng còn lại. Kết quả là một khối lượng khổng lồ bị mất đi.” Khi các tảng băng khổng lồ chìm xuống đại dương, quá trình có tên “calving” (hiện tượng vỡ băng nổi).

Những biến động này cũng tiến triển theo tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu nhưng chúng có thể không kéo dài, ông nói.

“Tốc độ tan chảy núi băng sẽ không kéo dài quá lâu. Các sông băng đang bắt đầu quá trình phục hồi mà thiết lập một trạng thái mới tương đối ổn định.”

Sông băng Helheim cùng với vài con sông khác trên đảo Greenland đã bắt đầu giảm tốc độ tan chảy từ năm 2007.

Vieli cũng lưu ý rằng các số liệu đang làm cộng đồng khoa học lo lắng chỉ kéo dài trong khoảng vài năm thôi. Có thể là quá đơn giản khi đánh giá một xu hướng mà chỉ dựa trên một hiện tượng xảy ra trong một thời gian ngắn.

Năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC đã dự báo mực nước biển có thể tăng thêm từ 18 đến 59 cm (7,2 đến 23,2 in) đến năm 2100 vì nhiệt độ tăng do sự ấm lên toàn cầu.

Với mức tăng như vậy cũng đã đủ sức xóa sạch dăm ba quốc đảo và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cư dân đồng bằng ở Châu Á và Châu Phi.

Nhưng IPCC lại chưa xem xét các nghiên cứu gần đây về những tác động tiềm tàng và quan sát được của các dải băng tan trên đảo Greedland và Bắc Cực.

Gần đây các chuyên gia thống nhất ý kiến cho rằng mực nước biển có thể tăng từ chừng 1 mét hoặc hơn tính đến năm 2100, theo Mark Serreze từ trung tâm dữ liệu về băng ở Boulder, Colorado.

“Điều làm cho chúng ta bối rối đó là những biến đổi khí hậu có thể xảy ra thậm chí nhanh hơn chúng ta từng nghĩ tới đã có thể thành hiện thực,” ông phát biểu tại một buổi phỏng vấn.

Vieli cảnh báo rằng kết quả nghiên cứu của ông, công bố trên tạp chí Nature Geoscience, không chỉ tập trung bó hẹp trên một dòng sông băng và rằng mực nước biển có thể còn tăng cao hơn so với số liệu ban đầu của IPCC.

Các sông băng khác trên Greenland sẽ phản ứng khác nhau trước biến đổi khí hậu và động lực học của các dải băng Bắc Cực vẫn là điều gây khó hiểu, ông nhấn mạnh.

Nếu nghiên cứu mới này không được đặt ra ngoài ngữ cảnh nhằm khẳng định rằng biến đổi khí hậu không phải là một mối nguy nghiêm trọng thì đó mới là nghiêm trọng,” ông bổ sung.

Khối lượng núi băng trên đảo Greenland nếu tan ra có thể nâng mực nước đại dương lên thêm 7 mét, số liệu mà các dự đoán xấu nhất về biến đổi khí hậu chưa thể tính đến.

(Theo PhysOrg - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị