Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chào mừng sinh nhật thứ 10 của trạm vũ trụ quốc tế

NASA chắc hẳn chẳng thể làm gì tốt hơn nữa cho ISS: 10 người bay trong quĩ đạo hôm thứ 3 nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 10 của dự án "nhà ở" phức tạp nhất và đắt đỏ nhất thế giới: Trạm vũ trụ quốc tế.

Vào ngày 20/11/1998, phần đầu tiên của trạm vũ trụ được Nga phóng từ Kazakhstan. NASA cũng phóng mảnh số 2 bằng tàu vũ trụ con thoi 2 tuần sau. Các phi hành gia và các nhà vũ trụ học rời khỏi tàu 2 năm sau đó, và những năm sau nữa, như cách họ nói thì mọi thứ đã là quá khứ.

Trạm vũ trụ quốc tế đã thành một gã kếch xù án ngữ tại độ cao 220 dặm, một không gian đủ ba người sống trong một thời gian nhất định và tương lai gần sẽ là sáu người.

Nhờ loại tàu con thoi mới Endeavour, trạm vũ trụ hiện có 5 phòng ngủ, 2 phòng tắm, 2 nhà bếp và 2 phòng thể dục mini. Có nghĩa là tổng thể có 9 phòng, trong đó 3 phòng làm phòng thí nghiệm đúng kích cỡ.

3 phần tư công việc đã hoàn thành, khối lượng tổng thể của trạm là 627.000 pao. Theo NASA, trạm có kích thước gần bằng một ngôi nhà 5 phòng ngủ.

Một số thông tin vắn tắt lí thú khác: Trạm đã du hành trên quảng đường dài 1,3 tỉ dặm, quay quanh quĩ đạo trái đất 57.300 vòng, là nơi đón tiếp 167 người từ 15 quốc gia khác nhau, phục vụ trên 19 ngàn bữa ăn.

NASA và các đối tác quốc tế đã mất khoảng thời gian dài để xây dựng nên trạm vũ trụ tốn kém tiền của nhưng hiệu quả khoa học kém xa những gì người ta kì vọng trước khi nó chào đời. Nhưng điều đó không thể ngăn nổi sự hân hoan của cả thế giới và cuối cùng cũng chấm dứt.

Thực tế, tàu Endeavour kết hợp với trạm vũ trụ đã đi qua vị trí đánh dấu 10 năm vào lúc 1h40 sáng giờ EST hôm thứ 3 trong khi các phi hành gia đang ngủ say. Bộ phận điều khiển chuyến bay (Mission Control) đã đánh dấu thời điểm này bằng cách chiếu hình ảnh video của vụ phóng tên lửa đầu tiên năm 1998.

“Sau 10 năm, chúng ta hãy chúc mừng sinh nhật cho trạm vũ trụ quốc tế và hi vọng sẽ chứng kiến nó duy trì và phát triển trong nhiều, nhiều năm nữa,” Christopher Ferguson, Chỉ huy tàu Endeavour phát biểu trong tin nhắn âm từ tổ hợp bay quĩ đạo.

Cuối ngày hôm thứ 3 vừa rồi, các thành viên điều khiển bay khắp thế giới đã cùng chia sẻ lời chúc mừng “Happy Birthday!” và "Happy Anniversary!” với phi công trạm trưởng Mike Fincke.

Trước khi phóng phóng tàu Endeavour thứ 6 tuần trước, phi hành gia Donald Pettit lưu ý rằng mỗi sự kì diệu kĩ thuật cơ bản nào cũng đi kèm với những kế hoạch dài lê thê, bội chi ngân sách, tranh cải thậm chi có thể gây bê bối.

Pettit nói: “Chúng ta mất bao lâu để xây dựng kênh đào Panama, cầu Brooklyn?”

Đối với trạm vũ trụ quốc tế, “Chúng ta đã đi được 10 năm trên chặng đường xây dựng nó thế nhưng nó vẫn chưa hoàn thiện. Mọi việc gần như mới chỉ bắt đầu xây dựng. Và nó là một lĩnh vực công nghệ đầy lý thú, kì diệu mà một khi đã hoàn thành, thậm chí có thể người ta chả buồn bận tâm nhiều về việc chúng ta mất bao lâu để hoàn thành nó.”

Đến nay đã có 80 tên lửa được phóng lên từ Florida, Kazakhstan và French Guyana) khu vực phóng của hãng vận tải của Cơ quan Vũ tru Châu Âu để xây dựng và đưa nhân viên quản lý trạm.

Trước lúc hoàn thành trạm, bảng giá đã đưa ra là 100 triệu đô. Đó là số tiền không chỉ có Mỹ và Nga chi tiêu cho trạm mà còn cả Canada, Nhật và 18 quốc gia trong cơ quan vũ trụ Châu Âu nữa. NASA đang tranh cãi về khối lượng tiền trên và dự tính cơ quan này đóng góp tới 44 triêu đô bao gồm cả chi phí phóng tàu con thoi.

Về sự chậm trễ, thảm họa ở Columbia năm 2003 đã làm tiến trình xây dựng trạm lùi lại vài năm. Hơn nữa việc Nga gặp khủng hoảng tài chính những năm 90 cũng gây nên sự trì hoãn cho việc phóng phi hành đoàn đầu tiên lên sống trên trạm.

Mục tiêu hoạt động của trạm thay đổi quan nhiều năm. NASA coi trạm vũ trụ quốc tế này cơ bản là nơi để nghiên cứu thêm về tình trạng sức khỏe của phi hành gia và các vấn đề khác có thể dẫn đến thực hiện hay từ bỏ chuyến viễn chinh lên Mặt trăng, Hỏa tinh và các hành tinh xa hơn nữa trong tương lai. Nhưng trước đó, ưu tiên tập trung cho các thử nghiệm khoa học cơ bản như nghiên cứu tinh thể prô-tê-in, mô tế bào.

Giới quản lý lại muốn vạch ra các vấn đề kĩ thuật có nguy cơ thu nhỏ quĩ đạo qua nhiều năm vận hành - rách và kẹt trục quay tấm pin mặt trời là những bài học kinh nghiệm quí giá cho những chuyến đi sâu vào không gian.

Trong khi đó, Nga đang sử dụng trạm như một sản phẩm mới nổi, bán vé bay du lịch bằng tên lửa cho các đại gia tỉ phú để lấy tiền duy trì chương trình.

NASA kì vọng sẽ hoàn tất việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2010 khi 3 tàu con thoi vũ trụ còn lại ngừng phục vụ. Do vậy các phi hành gia vẫn phải tham bay trên các tàu vũ trụ của Nga cho đến khi thế hệ tàu tên lửa mới của NASA hoàn thiện và sẵn sàng bay lên vũ trụ có thể vào năm 2015. Khoảng cách đó là là cái gai không thể tránh khỏi của NASA; có thể dự án phóng tàu vũ trụ trong 5 năm từ đất Mỹ sẽ được rút ngắn hơn chút ít.

Quản lý NASA, Michael Griffin người có thể bị thay thế trong chính quyền Obama đã nhắc lại rằng cơ quan hàng không vũ trụ không đủ tiền để duy trì các chuyến bay con thoi sau năm 2010 nếu chúng ta cứ tiếp tục theo chương trình tàu tên lửa mới và kế hoạch chinh phục mặt trăng đầy tham vọng.

“Mặt trăng không phải là mục tiêu cuối cũng giống như trạm vũ trụ quốc tế cũng không thể là mục tiêu cuối cùng,” Griffin nhấn mạnh. “Mặt trăng chỉ là một bàn đạp để chúng ta tiến xa hơn nữa trong sứ mệnh chinh phục vũ trụ.”


( Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị