Công nghệ đầu tiên có thể làm đồ vật trở nên vô hình bằng cách làm chệch hướng ánh sáng, “thảm tàng hình” vừa được 2 nhóm nghiên cứu giới thiệu tại Hội nghị Điện tử lượng tử quốc tế ở Baltimore (Mỹ).
Nhóm của Jensen Li tại Đại học California, Berkeley, đã tạo “thảm tàng hình” bằng cách khoan các lỗ kích cỡ nano trong một lớp silicon dày 1 micro mét. Nhóm của Lucas Gabrielli ở Đại học Cornell, New York, đạt hiệu quả tương tự khi lắp những chiếc cột silicon kích cỡ 50 nano mét trong dioxide silicon. Cả 2 cấu trúc này đều nhằm làm tàng hình đồ vật trên một lớp vật liệu mỏng, bằng cách làm chệch hướng ánh sáng để bề mặt đồ vật trông như phẳng dưới mắt thường.
Cơ chế “tàng hình” |
Hơn 10 năm trước, John Pendry ở Đại học Hoàng gia London đã chứng tỏ có thể “bẻ cong” ánh sáng quanh đồ vật bằng các vật liệu chế tạo từ những thành phần nhỏ hơn bước sóng ánh sáng.
Cả 2 “thảm tàng hình” mới đều đạt hiệu quả “tàng hình” trong ánh sáng hồng ngoại với bước sóng ngắn hơn vi ba nhiều. Do không bị giới hạn trong một phạm vi hẹp của bước sóng, những tấm thảm này có thể làm “tàng hình” đồ vật ngay cả trong ánh sáng thường.
Đến nay, khoa học chỉ đạt hiệu quả “tàng hình” trong không gian 2 chiều nhưng kết quả vừa qua rất đáng khích lệ bởi cả 2 nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng những vật liệu và phương pháp sản xuất đã được biết rõ. Một ngày nào đó, công nghệ này có thể làm “tàng hình” đồ vật ở trên tường, trần nhà, trên những ảnh chụp từ vệ tinh... Ngoài ra, có thể sử dụng những vật liệu của công nghệ nano này để chế tạo các công cụ quang học mới như siêu thấu kính để tập trung ánh sáng mặt trời.
(Theo HÀ KIM (theo New Scientist) // SGGP online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com