Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Côn trùng có khả năng nhận thức, thậm chí còn biết đếm

Côn trùng với bộ não nhỏ xíu cũng có thể thông mình không thua kém các động vật lớn hơn và thậm chí chúng còn có khả năng nhận thức.

Não ong mật chỉ nặng có 1mg và chứa dưới 1 triệu tế bào thần kinh.

Các khoa học gia cho hay sở hữu một bộ não có kích cỡ như não của một chàng ngốc cũng không nhất định sẽ làm bạn kém thông minh đi.

Mô phỏng máy tính chỉ ra rằng nhận thức được tạo ra trong mạch não có thể đủ nhỏ để vừa vặn với não bộ của côn trùng, đó là khẳng định của các khoa học gia tại Đại học Queen Mary, London và Cambridge.

Các mô hình cho thấy khả năng đếm có thể thực hiện được chỉ với vài trăm tế bào thần kinh.

Và với vài ngàn tế bào là đủ để biến động một loài vật thành sinh vật có nhận thức chứ không phải là một con “robot sống” tự động.

“Các loài động vật có não bộ lớn hơn không có nghĩa là sẽ thông minh hơn,” G.s Lars Chittka từ Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học của Đại học Queen Mary viết trên tạp chí Current Biology.

“Chúng ta biết rằng kích thước cơ thể là cách tốt nhất để dự đoán về kích cỡ não của động vật.”

“Tuy nhiên, trái ngược với qui luật phổ biến đó, chúng ta không thể nói rằng kích cỡ não dự báo khả năng thực hiện hành vi trí tuệ.”

“Ở trong các bộ não lớn hơn, chúng tôi không thấy thêm sự phức tạp nào khác, đó chỉ là sự lặp đi lặp lại liên tục của cùng các mạch thần kinh.”

“Điều này có thể bổ sung chi tiết vào các hình ảnh hay âm thanh được ghi nhớ nhưng không làm tăng cấp độ phức tạp. Tương tự như máy tính, trong nhiều trường hợp các bộ não lớn hơn có thể là ổ cứng dung lượng lớn hơn chứ chưa phải là có bộ xử lý tốt hơn.”

Sự khác biệt về kích thước não giữa các loài động vật là rất lớn. Não của một chú cá voi nặng đến 9kg và được bao bọc bởi hơn 200 tỷ tế bào thần kinh.

Não người giao động từ 1,25 đến 1,45kg và chứa khoảng 85 tỷ tế bào thần kinh.

Ngược lại, não ong mật chỉ có 1mg và chứa dưới 1 triệu tế bào thần kinh.

Các nhà khoa học khẳng định, nhiều sự khác biệt về kích thước chỉ xuất hiện ở một số vùng não cụ thể.

Đây là trường hợp thường thấy ở các loài động vật có các giác quan phát triển cao như nhìn, nghe hoặc khả năng thực hiện chuyển động chuẩn xác.

Kích cỡ tăng cho phép não hành chức chi tiết hơn, rõ nét hơn và có khả năng nhạy cảm hay đạt được sự chính xác cao hơn.

Nghiên cứu cũng khẳng định rằng các loài động vật lớn hơn có thể cần bộ não lớn hơn đơn giản vì có nhiều nhiều nhiệm vụ hơn cần được kiểm soát. Chẳng hận như cần nhiều giây thần kinh hơn để di chuyển khối cơ lớn hơn.

Nhiều tư duy “cao cấp” có thể được thực hiện với số lượng nơ-rông rất hạn chế, các khoa học gia khẳng định.

(Theo L.H (Mail Online) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

  • Hãy cám ơn loài ong
  • Ăng-ten “biến hình” mới với nhiều ứng dụng
  • Kiểm soát laser giúp dự trữ ánh sáng
  • Đảo băng khổng lồ 'đi hoang'
  • Dùng axít folic kèm vitamin B12 gây bệnh ung thư
  • Kỹ thuật mới chẩn đoán nhanh hội chứng Down cho thai nhi
  • Thiếu nữ 19 thành giáo sư trẻ nhất thế giới
  • Trong thuốc lá có hàng trăm chủng vi khuẩn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị