Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc đua thăm dò mặt trăng

Bước vào thế kỷ XXI, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…đều tới tấp đặt ra các kế hoạch thăm dò mặt trăng của mình.

Ngày 15.11.2004, Smart 1 - tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của châu Âu đi vào quỹ đạo của mặt trăng. Đây là tàu thăm dò không gian đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời, tận dụng nhiên liệu đốt cao gấp 10 lần động cơ nhiên liệu hóa học thông thường. Mục tiêu thăm dò mặt trăng của châu Âu không chỉ hạn chế ở việc làm những thí nghiệm kỹ thuật và nghiên cứu khoa học thông thường. Họ cũng có kế hoạch “cực quang” giống như “ý tưởng mới thăm dò không gian” do Mỹ đề ra năm 2004 với mục tiêu cuối cùng là xây dựng căn cứ trên mặt trăng, và là bàn đạp thực thi việc thăm dò đưa người lên sao hỏa.

Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ chính của Đức kêu gọi: Trước năm 2015, đặt kính viễn vọng cỡ lớn, phát sóng dài trên mặt trăng, tiến thêm một bước khám phá vũ trụ bí ẩn, triển khai việc khảo cứu mặt trăng và trạm nghiên cứu khoa học có người ở.

Châu Á hiện cũng có ba nước là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực triển khai hoạt động thăm dò mặt trăng.

Nhật Bản là nước thứ ba phóng thành công thiết bị thăm dò mặt trăng “Phi Thiên”. Tháng 1.1990, Nhật Bản đã dẫn đầu trong việc phá vỡ sự độc quyền của Mỹ và Liên Xô cũ với việc chế tạo thiết bị thăm dò nặng 182kg dùng để thăm dò môi trường mặt đất - quỹ đạo mặt trăng. Năm 1993, tàu Phi Thiên đã đáp xuống mặt trăng, kết thúc công việc. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên vì thế rất chú trọng tới việc thăm dò mặt trăng. Họ hy vọng có được một vị trí trong việc khám phá mặt trăng, nên đã sớm đặt ra kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng.

Ngày 25.2.2004, Trung Quốc tuyên bố: Công trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc chính thức được thực hiện lấy tên là “Công trình Hằng Nga”. Hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo thiết bị thăm dò mặt trăng Hằng Nga 1 và đặt ra kế hoạch phóng thiết bị này vào năm 2007. Tàu Hằng Nga 1 có thể thực hiện 4 mục tiêu khoa học lớn: Có được hình ảnh ba chiều của bề mặt mặt trăng; phân tích hàm lượng nguyên tố hữu dụng trên bề mặt mặt trăng và đặc điểm phân bố loại hình vật chất; lần đầu triển khai đo đạc vi bức xạ trên bề mặt mặt trăng; thăm dò môi trường không gian mặt trăng. Hiện nay, vệ tinh thăm dò mặt trăng Hằng Nga 1 đã hoàn thành phương án thiết kế và thiết kế sơ bộ, đồng thời đang tiến hành các thí nghiệm chuyên môn. Trong tương lai, Trung Quốc còn có kế hoạch phóng thiết bị tiếp đất và thiết bị lấy mẫu phản hồi.

Một quốc gia châu Á khác là Ấn Độ cũng có kế hoạch phóng thiết bị thăm dò mặt trăng Sơ Hàng 1 trong năm 2007. Đây là vệ tinh bay xung quanh mặt trăng để tiến hành nghiên cứu ở độ cao 100km trong không gian. Nếu kế hoạch thăm dò lần đầu thành công, Ấn Độ sẽ thăm dò mặt trăng lần thứ 2 vào năm 2015

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị