Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đảo nhỏ có thể đối phó biến đổi khí hậu

Đảo Tuvalu vẫn tăng kích thước dù mực nước biển dâng lên đáng kể.

Các nhà khoa học đã lo ngại rằng nhiều hòn đảo nhỏ sẽ biến mất dưới đại dương khi mực nước biển gia tăng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của New Zealand đã đo 27 hòn đảo nơi mực nước biển tăng 12,19 cm trong 60 năm qua và nhận thấy chỉ có bốn hòn đảo giảm về kích thước.

Giáo sư Paul Kench, khoa môi trường ĐH Auckland, cho biết kết luận trên chứng tỏ những hòn đảo này có thể đối phó với biến đổi khí hậu. “Nhiều người vẫn nghĩ rằng khi mực nước biển dâng lên, những hòn đảo không suy chuyển và sẽ chìm dưới nước. Nhưng có vẻ như các hòn đảo bắt đầu "phản ứng" lại với sự biến đổi khí hậu. Chúng luôn luôn thay đổi”, ông nhận định.

Tuvalu, một nhóm đảo san hô mà các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu dự đoán sẽ sớm chìm, có điểm cao nhất trên mực nước biển là 4,27 m nhưng chiều cao này đã tăng lên trong vòng 60 năm qua.

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí New Scientist, 7 trong số 9 đảo của Tuvalu đã “lớn” thêm 3% trong vòng 60 năm qua. Năm 1972, cơn lốc xoáy Bebe đã “đổ” xuống khu vực phía Đông của quần đảo Tuvalu 346 arce đá trầm tích, làm khu vực đảo chính Funafuti rộng thêm 10%. Một hòn đảo khác là Funamanu cũng gia tăng diện tích thêm gần 30% so với diện tích vốn có.

Tuy nhiên, đối với những quốc đảo nhỏ thì mực nước biển gia tăng là một vấn đề hết sức nan giải. Vào ngày Môi trường Thế giới năm 2008, Tổng thống Anote Tong của Kiribati, đảo quốc nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, đã lên tiếng cảnh báo một phần quốc gia của mình đã chìm dưới mực nước biển, buộc 94.000 dân số Kiribati sống ở các ngôi làng ven biển phải rời bỏ mảnh đất mà tổ tiên để lại. Viễn cảnh tồi tệ nhất cho thấy quốc đảo Kiribati sẽ biến mất hoàn toàn chỉ trong vòng một thế kỷ nữa.

Giáo sư Kench cho biết thêm: “Nói cách khác, những hòn đảo này đang di chuyển một cách chậm rãi, “di cư” khỏi phần nền đá ngầm của mình. Khi tình trạng mực nước biển và sóng biển thay đổi thì chúng sẽ tự điều chỉnh để thích nghi”. Nhưng ông cũng cảnh báo mực nước biển gia tăng không ngừng vẫn là một “mối đe dọa môi trường khôn lường đối với những quốc đảo nhỏ”, với “tốc độ phá hủy rất nhanh”.

Nhà hải dương học Australia, John Hunter, cho rằng những phát hiện này “là một tin tốt và không gây ngạc nhiên”. “Những hòn đảo san hô có thể đối phó với mực nước biển tăng nhưng việc đại dương ấm lên và bị axit hóa lại là một vấn đề khó giải quyết đối với các dãy san hô. Nước biển dâng cao có thể khiến những hòn đảo này lớn dần lên, đó là sự thật hiển nhiên đang diễn ra”, ông nhận định.

(Theo biethet.com)

  • Cách tìm tuổi thọ hạt thóc Thành Dền
  • Trung Quốc áp dụng hàng loạt công nghệ cao ngăn gian lận trong thi ĐH
  • Nhật nghiên cứu hệ thống quan sát núi lửa 3 chiều
  • Lần đầu tiên quan sát biến đổi của hạt neutrino
  • Hà Lan: Đạp xe sạc pin điện thoại di động
  • Bắt đầu chuyến bay thử nghiệm lên Sao Hỏa
  • Vệ tinh của sao Thổ có thể chứa sự sống
  • Giấy thử nhóm máu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị