Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram

Một nhóm nhà khoa học Canada đã tham gia vào nỗ lực quốc tế nhằm giải đáp một vấn đề hóc búa của giới khoa học là định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram (kg).


Kg là đơn vị đo khối lượng, một trong bảy đơn vị đo cơ bản của hệ đo lường quốc tế (SI), nguyên mẫu kg ở Viện đo lường quốc tế (IBWM) là một khối trụ nhỏ đường kính 39mm, cao 39mm, được chế tạo bằng 90% platin và 10% iridi.

Khối trụ này được gọi là IPK được lựa chọn làm nguyên mẫu kg do tính bền vững của nó và do ít bị tác động nhất bởi lực đẩy Archimède của không khí và được cất giữ như một báu vật ở Paris ( Pháp) từ năm 1889.

Phần lớn mỗi quốc gia tuân thủ hệ đo lường quốc tế đều có bản sao của khối IPK chuẩn, được chế tạo và bảo quản y hệt như bản chính, và được đem so sánh lại với bản chính khoảng 10 năm một lần.

Định nghĩa kg nói trên chưa dựa vào các tính chất vật lý cơ bản của tự nhiên mà chỉ phụ thuộc vào công nghệ bảo quản và sao chép kg chuẩn. Các thí nghiệm cho thấy khối lượng của khối kg chuẩn và các bản sao sai số khác nhau khoảng 2 microgram.

Hơn nữa, khối lượng của khối IPK chuẩn đã giảm 50 microgram trong 100 năm qua. Sai số này đã khiến các nhà khoa học trên thế giới muốn thay đổi định nghĩa kg để nó mang tính chính xác hơn.

Khối IPK quốc gia của Canada hiện đang được cất giữ và bảo quản tại Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC). Và để định nghĩa lại đơn vị khối lượng kg, NRC sẽ sử dụng một chiếc cân Watt được nhập từ Phòng nghiên cứu vật lý quốc gia của Anh để so sánh lực điện từ với cơ học.

Các nhà khoa học sẽ liên kết kg với một đại lượng bất biến là hằng số Planck, hằng số cơ bản của thuyết lượng tử, để từ đó đưa ra định nghĩa mới và chính xác nhất về kg.

Pháp và Thuỵ Sĩ cũng đã có hai thiết bị tương tự và các nhà khoa học hy vọng những dữ liệu của từng nước sẽ đem lại một định nghĩa chung mới về kg tại Đại hội đo lường thế giới diễn ra tại Pari vào năm 2011./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Dùng muỗi biến đổi gen để tiêu diệt muỗi
  • Hóa thạch cá voi 13 triệu năm tuổi tại Nhật Bản
  • Gần 26.000 tin nhắn thông điệp gửi vào vũ trụ
  • Phát hiện nguyên nhân mới gây tử vong do cúm
  • Sóng điện từ có ảnh hưởng đến con người?
  • Xét nghiệm nước tiểu phát hiện viêm ruột thừa
  • Ăn kiểu Âu, nhân loại phải cần tới 3 Trái đất
  • Robot biết tự đi tìm thức ăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị