Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dùng tế bào lợn cấy ghép cho người, trị bệnh tiểu đường

Bộ trưởng Y tế New Zealand David Cunliffe hôm 21.10 đã bật đèn xanh cho phép dùng tế bào lợn cấy ghép cho tám người bị tiểu đường type 1 trong một điều trị y khoa thử nghiệm.

Thử nghiệm điều trị này do Hãng Living Cell Technologies (Công nghệ tế bào sống) thực hiện. Hãng này muốn thử nghiệm hình thức cấy ghép khác loài xenotransplantation bằng cách đưa tế bào từ tuyến tụy của lợn tạo insulin vào trong cơ thể các bệnh nhân tiểu đường type 1, qua đó giảm nhu cầu tiêm bổ sung insulin thông thường.

Bộ trưởng Cunliffe nói rằng, thử nghiệm xẽ được sớm được thực hiện tại Bệnh viện Middlemore ở Auckland, như là một thí nghiệm cuối cùng trước khi cho phép cấy ghép chính thức. Ông đánh giá cơ hội thành công của thử nghiệm điều trị bệnh tiểu đường này là rất lớn. Đây là một công nghệ rất mới, có thể đưa New Zealand trở thành quốc gia tiên phong trên toàn cầu trong cả việc điều trị bệnh tiểu đường cũng như việc cấy ghép khác loài.

Quyết định của ông Cunliffe căn cứ vào một bản báo cáo của Ủy ban Y tế New Zealand và những lời khuyên của cơ quan an toàn y khoa Medsafe.

Tuy nhiên, nhiều người cũng tranh cãi rằng, việc tiêm các tế bào lợn vào người bệnh có thể tạo cơ hội cho virus ở lợn lây truyền sang người, sau đó dễ dàng lây bệnh từ người sang người. Năm 2005, Hội Y tế New Zealand  đã cảnh báo rằng một loại virus cực nguy hiểm có thể lan truyền qua đường cấy ghép tế bào này, gây tử vọng cho hàng triệu người. Nhiều người nêu lên câu hỏi về việc cấm những bệnh nhân được cấy ghép tế bào lợn hiến máu hoặc các bộ phận cơ thể cho người khác.

GS Bob Elliott, Giám đốc Y khoa của Hãng Living Cell Technologies nói rằng, có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ bằng cách sử dụng các mô từ heo con thuộc đảo Auckland thuần chủng, không pha tạp với các giống lợn khác từ cách đây 150 năm. Ông cũng cho biết, năm ngoái, có một nhóm người Nga đã được tiêm tế bào lợn của New Zealand và 4/5 bệnh nhân giảm được nhu cầu sử dụng insulin từ 23% đến 100% mà vẫn kiểm soát được lượng đường máu.


(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Các virus gây cảm cúng thông thường bắt nguồn từ gia cầm
  • NASA phóng tàu vũ trụ thăm dò khu vực ranh giới của hệ Mặt trời
  • Tia tử ngoại làm tăng nguy cơ mắc ung thư da
  • Nga bắn thử tên lửa xuyên lục địa
  • Ấn Độ phóng thành công tàu vũ trụ lên Mặt trăng
  • Đèn hình hoa phát sáng không cần điện lưới
  • Trẻ em sẽ hung hăng hơn nếu xem quá nhiều tivi
  • Tìm thấy hành tinh nóng hơn mặt trời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị