Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa qua đã chế tạo một loại "rô-bốt huyết quản" có thể tự do di chuyển và quét sạch các cục máu đông trong huyết quản bị tắc nghẽn.
Trường đại học quốc gia Cheonnam của Hàn Quốc tuyên bố, phòng nghiên cứu rô-bốt của trường đã nghiên cứu chế tạo ra một rô-bốt có đường kính 1mm, dài 5mm. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công loại rô-bốt này trong huyết quản của lợn mini và đạt được hiệu quả lý tưởng. Xét về tần số dao động của mạch và tốc độ lưu thông máu, ở lợn mini và người tương tự nhau. Vì thế, loại rô-bốt này trong tương lai có hy vọng được ứng dụng điều trị lâm sàng. Các nhà nghiên cứu cho biết, trước tiên họ lợi dụng công nghệ chụp CT để phác họa hình ảnh ba chiều của huyết quản nhằm xác định trình tự lộ trình vận hành của rô-bốt, sau đó đặt rô-bốt vào trong huyết quản, và thông qua tia X-quang để giám sát vị trí của rô-bốt trong huyết quản. Rô-bốt này hoạt động dựa vào từ trường bên ngoài, mỗi giây xoay tròn từ 20-30 lần, có thể tự do đi lại trong huyết quản thô ráp như động mạch vành, tĩnh mạch chủ và động mạch chủ, và xoay tròn để khơi thông huyết quản bị tắc nghẽn. Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục phát triển "rô-bốt thông tắc huyết quản" có đường kính 1mm và dài 10mm, đồng thời huấn luyện khả năng điều trị như tiêm thuốc, cắt mô.
Khoa học lập kỷ lục mới về xung la-de cực ngắn
Các nhà khoa học Ðức đã hợp tác với các đồng nghiệp Áo tạo lập được một xung la-de với thời gian cực ngắn chỉ 12 attosecond, kết quả này đã lập kỷ lục thế giới mới về xung la-de ngắn nhất. Ðây là báo cáo của Viện khoa học nghiên cứu la-de xung ngắn và quang học phi tuyến tính Max-Born công bố ngày 10-5. Attosecond (một phần tỷ tỷ của giây) là đơn vị thời gian của thế giới vi mô. Ðể tạo lập xung la-de cực ngắn, các nhà khoa học thực hiện khống chế la-de từ bộ phận bên ngoài bằng cách sử dụng thiết bị điều tiết tần số âm thanh ánh sáng. Ưu điểm của phương pháp này là không phá hoại tính ổn định của la-de. Trong kỹ thuật chụp ảnh, để chụp được bức ảnh rõ nét của vật thể di động với tốc độ nhanh, người chụp ảnh phải rút ngắn tối đa thời gian phơi sáng. Xuất phát từ nguyên lý trên, các nhà khoa học muốn nắm bắt được sự chuyển động của electron trong nguyên tử, cần phải rút ngắn thời gian "phơi sáng" cấp attosecond. Trước đó, các nhà khoa học đã tạo lập xung la-de ngắn nhất với thời gian liên tục khoảng 100 attosecond. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát rõ hơn sự vận động của các hạt trong nguyên tử.
(Theo Nhandan Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com