Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống phát hiện "rác không gian" bằng tia la-de

 Tập đoàn Electric Optic Systems (Ô-xtrây-li-a) vừa phát triển một hệ thống la-de tự động có thể phát hiện và ngăn chặn những mảnh vụn trôi nổi trên không gian va chạm với tàu vũ trụ và các vệ tinh chuyển động trong quỹ đạo của trái đất. Hệ thống trên được lắp đặt tại đài thiên văn Mount Stromlo ở Thủ đô Can-be-ra.

Với hệ thống này, những tia la-de phóng từ trái đất có thể định vị và theo dõi những mảnh vụn có đường kính nhỏ nhất là 10cm, bảo vệ hiệu quả cho các phi hành gia và vệ tinh. Công nghệ này được phát triển dựa trên những hệ thống ra-đa hiện nay. Nhờ vậy, các nhà khoa học có thể theo dõi sự chuyển động của những mảnh vụn trong không gian với độ chính xác rất cao để dự báo liệu chúng có va chạm với những vật thể khác hay không. Hiện có khoảng 200.000 mảnh vụn có đường kính nhỏ hơn 1cm và 500.000 mảnh vụn có đường kính từ 1cm trở lên đang 'trôi dạt' trên quỹ đạo. Vấn đề là chúng đang di chuyển với vận tốc khoảng 30.000 km/giờ và có thể gây ra những chấn động khủng khiếp nếu va chạm với các vật thể khác. Các nhà khoa học Ô-xtrây-li-a cho rằng hệ thống này sẽ phát huy hiệu quả nếu được dùng chung với một mạng lưới trạm theo dõi được đặt tại những địa điểm chiến lược trên thế giới.

Chụp cắt lớp não có thể giúp lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Trong tương lai, kỹ thuật chụp cắt lớp có thể được sử dụng để xác định khối lượng chất xám ở những vùng khác nhau của não bộ, giúp con người có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ. Tiến sĩ Ri-chác Hai-ơ, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Y tại bang Ca-li-pho-ni-a của Mỹ, đã tiến hành phân tích các dữ liệu não bộ của hơn 40 người ở độ tuổi từ 18 đến 35, từng trải qua 8 thử nghiệm về năng khiếu tại Quỹ Nghiên cứu Johnson O'Connor để hướng nghiệp. Những người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp não để xác định khối lượng chất xám ở từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp có thể bổ trợ cho các thử nghiệm năng khiếu giúp mọi người tự tin hơn trong việc lựa chọn hoặc quyết định nghề nghiệp lý tưởng cho mình.

Loài người định cư ở Phi-li-pin 67.000 năm trước

Theo Viện Bảo tàng Quốc gia ở Phi-li-pin, ngày 3-8, các nhà khảo cổ học vừa xác định được tuổi của một hóa thạch phần xương chân người, chứng minh rằng Phi-li-pin là vùng đất được loài người định cư cách đây 67.000 năm. Phần xương này được tìm thấy trong một quần thể các hang động có từ trước thời đại người Tabon 47.000 năm tuổi - vẫn được cho là những người đầu tiên sinh sống tại Phi-li-pin. Ðây còn là hóa thạch hài cốt người có niên đại lớn nhất từng được tìm thấy tại quốc đảo này. Vì đây là bộ phận khá nhỏ trên cơ thể người nên các chuyên gia chưa xác định được người này là nam hay nữ. Năm 2007, các nhà khảo cổ từ Trường đại học Phi-li-pin và Viện Bảo tàng Quốc gia đã khai quật được hóa thạch này, đây là khối xương thứ ba của bàn chân phải ở quần thể hang động Ca-lao gần Pe-na-blan-ca, cách Thủ đô Ma-ni-la về phía Bắc 335km.

( Theo Báo Nhân dân Online )

  • Nghiên cứu thành công rô-bốt siêu nhỏ trong y học
  • Bóng đèn lá nhôm
  • Vi khuẩn có thể sống trong môi trường thạch tín
  • Giải mã hình thành khí SO2 trên khí quyển Sao Kim
  • Nghiên cứu CNTT vô tuyến dưới lòng đất thế hệ mới
  • Paracetamol có thể gây dị ứng và hen suyễn ở trẻ
  • Chế tạo thành công thiết bị biến nước thành điện
  • Thung lũng Silicon chuyển hướng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị