Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hình vẽ graffiti và xả rác làm gia tăng tội phạm đường phố

Nghiên cứu cho thấy rằng, con người trở nên không tuân thủ luật lệ trong môi trường sống luôn khó chịu bởi xả rác và hình vẽ graffiti –hình vẽ khiếm nhã trên tường hay đá.

Họ có thể bị lôi kéo vào phạm pháp, xả rác, thậm chí trộm tiền nếu họ nhận thấy trong môi trường sống của họ là chẳng có vấn đề gì khi vi phạm các điều lệ, ví dụ như khi các biển báo “không đổ rác” bị phớt lờ trắng trợn. 

Kees Keizer, chủ nhiệm của nhóm tại đại học Groningen tại Hà Lan nơi đã thực hiện các thí nghiệm gần đây cho biết “Không có luật lệ còn tốt hơn là không ai tuân theo”. 

Nghiên cứu lần đầu tiên khẳng định qua thực nghiệm rằng sự bừa bãi, mất trật tự và không tuân thủ luật lệ gia tăng ở những môt trường sống mà qui tắc, luật lệ bị coi thường một cách công khai, một hiện tượng gọi là thuyết “cửa sổ vỡ - broken window”

Keizer cho biết “Thuyết “cửa sổ vỡ” cho rằng nếu có những cửa sổ bị vỡ ở các gia đình thì sẽ làm cho sự lộn xộn và nơi sống xuống cấp nhiều hơn nữa”.

Keizer cho biết mặc dù lý thuyết có từ 1982, nhưng chưa ai chứng minh chắc chắn được rằng điều này là sự thật, vì thế ông và các đồng sự Siegwart Lindenberg và Linda Steg xây dựng các thử nghiệm để kiểm tra lý thuyết này.

Trong mỗi thí nghiệm, các nhà nghiên cứu lập ra các tình huống thực tế tại Groningen, nơi có các cư dân ở đây bị lôi kéo làm những điều không theo qui tắc, phi pháp, hay chống lại xã hội. Sau đó, họ đã thận trọng quan sát điều gì đã xảy ra mà những người qua đường không nhận ra là họ đang bị quan sát.  

Trộm cắp gia tăng

 Trong thí nghiệm đang chú ý nhất, Keizer đã để một tờ 5 euro lộ ra khỏi một chiếc phong bì được điền địa chỉ đầy đủ đang đang thò ra khỏi hộp thư. Nhóm đã phát hiện rằng người ta ít trộm tiền hơn nếu không có hình vẽ trên tường hay rác bừa bãi chung quanh hộp thư.  

Không có rác bừa bãi và các hình vẽ graffiti trên tường thì có 13% người đi đường trộm tiền. Số người trộm tiền tăng lên gấp đôi lên 27% khi hộp thư bị vẽ lem nhem lên hoặc là tăng lên 25% khi chung quanh hộp thư có rác bừa bãi. Keizer cho biết “Thật kinh ngạc là chỉ có ít rác thôi cũng làm gia tăng gấp đôi số người trộm tiền”

Trong thí nghiệm khác, những người lái xe quay lại lấy xe của họ thì khả năng họ vi phạm đi qua đường cắt 200 mét không đúng luật đến nơi đậu xe tăng lên gấp bốn lần nếu như các chiếc xe đạp chặn các rào chắn gần lối đi bị cấm.      

Khoảng 87% trong số họ đi đường cắt khi họ thấy các chiếc xe đạp đậu không theo luật, mặc dù biển báo của cảnh sát cho biết “Cấm vào”, so với 27% vi phạm khi xe đạp không chắn hàng rào.   

Thí nghiệm khác ở trong một công viên dành cho đạp xe có một biển hiệu cấm vẽ lên tường rõ ràng. Thí nghiệm đã cho thấy các tay đi xe đạp giục rác gấp hai lần nếu như các nhà nghiên cứu vẽ lên những hình graffiti trên tường. Nhóm nghiên cứu đã gián các tờ giấy quảng cáo giả lên các tay lái của xe đạp để đưa những người chủ xe vào những tình huống mà họ phải quyết định có xả rác hay không.

 “Tuyên chiến”

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng một loại hành vi chống đối xã hội dẫn đến những hành vi khác như thế. Bởi vì ý thức về nghĩa vụ đối với người khác bị xói mòn. Keizer cho biết “Khi người ta nghĩ họ có thể làm như thế vì người khác đã làm thế và họ cũng làm theo”.

Kết luận chính khác là các biển hiệu có thể làm cho mọi thứ tệ hơn nếu như rõ ràng là người ta đang lờ đi. Keizer cho biết, bí quyết đó là phải thuyết phục các cư dân là những người khác trong cộng đồng của họ sẽ phải chịu đựng nếu như không tôn trọng các tiêu chuẩn của hành vi có trách nhiệm.  

Ông cho biết “Bạn kêu gọi nghĩa vụ của mọi người thay vì nói “Đừng làm thế”.

Keizer cho biết, một ví dụ tốt là một lệnh cấm được đưa ra trong suốt mùa hè ở các nhà hàng Hà Lan. Lệnh này gặp phải sự chống đối của rất nhiều người bởi vì chính phủ không giải thích mục đích của lệnh cấm này trong việc bảo vệ người khác khỏi những ảnh hưởng có hại từ hút thuốc thụ động (passive smoking).

Ỡ những nơi như Ireland và Scotland thì ngược lại, các lệnh cấm được chấp nhận bởi vì chính phủ đã làm cho người ta thấy rõ khả năng gây hại người khác rõ ràng hơn rất nhiều. 

Keizer cho biết nghiên cứu lần đầu tiên giải thích và chứng minh qua thực nghiệm “lý thuyết cửa sổ vỡ” nhưng ông cho biết thêm thật là một sai lầm khi nhìn nhận thuyết là sự xác minh của các chính sách “không khoan nhượng-zero-tolerance”, giống như nững chính sách đã được triển khai để làm sạch New York vào giữa thập niên 90.

Theo ông, các chính sách “không khoan nhượng” có thể phản tác dụng. Bởi vì người ta đơn giản sẽ xem chúng như khai chiến và tiếp tục vi phạm.   

Geraldine Pettersson, một người tư vấn ở London là đồng tác giả cho báo cáo về hình graffiti vào 2003 cho cơ quan giao thông của Anh Quốc đã đồng ý. Ông cho biết “Bạn biến chúng giống như chiến tranh và trở thành một thách thức với họ”.  

Petterson cho biết, các kết quả thật sự ủng hộ thuyết “cửa sổ vỡ”. Bà cho biết “Mọi người cùng tạo ra các hình graffiti vì thiếu sự giám sát xã hội và quản lý môi trường và nơi sống của họ. Và điều này đưa ra thông điệp là không ai “chịu trách nhiệm”.


(theo newscientist - Sở KHCN Đồng Nai )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị