Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hình xăm chẩn bệnh

Xăm để chẩn đoán sức khỏe
Các nhà khoa học đang nghiên cứu những hình xăm y học nhằm giảm tối đa số lượng kim cắm vào cơ thể bệnh nhân để đo hàm lượng glucose trong máu.

Xăm mình theo kiểu thông thường là dùng kim đâm sâu liên tục lên da để tạo ra hình thù vĩnh viễn bằng nhiều loại mực khác nhau. Cách xăm của những nhà khoa học như Heather Clark (Phòng thí nghiệm Draper - Mỹ) là dùng một ống kim rỗng đâm một nhát vào da để nhuộm màu vàng cam lên một số lớp đầu tiên của da trong vòng 1 tuần.

Màu nhuộm này chứa nhiều cảm biến nano nhỏ xíu, những viên tròn có đường kính khoảng 100 nanomét. Các cảm biến sẽ hút glucose vào trung tâm, nơi nó sẽ thay đổi màu sắc. Khi lượng glucose tăng, màu của vết xăm sẽ nhạt hơn. Khi lượng glucose giảm, hình xăm sẽ đậm dần. Bằng mắt thường, sự thay đổi màu sắc này hầu như không thể nhận biết được. Nhưng dưới mắt thần đặc biệt của máy quay, sự khác biệt hiện rõ mồn một.

Dự đoán phương pháp theo dõi tình trạng sức khỏe này sẽ được phổ biến trên thị trường trong vòng vài năm tới. Không cần phải đến phòng khám hoặc bệnh viện, người có vấn đề về sức khỏe chỉ việc đến hiệu thuốc và mua thiết bị tự xăm mỗi tuần/lần. Để đọc hình xăm, bệnh nhân dùng điện thoại di động chụp hình vết xăm và tự đọc kết quả. Phương pháp này không những có thể áp dụng cho các bệnh nhân tiểu đường mà còn mở ra tiềm năng chẩn đoán cho các căn bệnh khác.

Các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Draper không phải là nhóm duy nhất sử dụng hình xăm cho mục đích y khoa. Bộ phận nghiên cứu của Microsoft cũng đang phát triển những loại hình xăm, với mục tiêu bảo vệ những người được lắp ghép những thiết bị y sinh như máy trợ tim. Hiện người ta lo ngại các hacker có thể can thiệp vào các thiết bị y học được cấy vào cơ thể và được điều khiển bằng tín hiệu không dây, gây nguy hiểm chết người. Theo chuyên gia Stuart Schechter của Microsoft, hình xăm này không nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ có tia tử ngoại mới phát hiện được nó. Hình xăm của Schechter chứa cái gọi là mã truy cập, để vào được phần cài đặt của thiết bị y sinh. Nếu không có mã truy cập, chẳng ai có thể hack được thiết bị đó.

Trong những trường hợp bình thường, một bệnh nhân chỉ cần nói mã truy cập cho bác sĩ biết. Nhưng trong trường hợp cấp cứu khi bệnh nhân bất tỉnh, một hình xăm vô hình có thể cung cấp thông tin quý giá cho các bác sĩ và y tá. Khi phát hiện vết sẹo đặc trưng sau khi cấy các thiết bị y sinh, bác sĩ hoặc y tá sẽ dùng tia cực tím chiếu lên người bệnh nhân là có thể lấy được mã truy cập.

Dù phải mất thêm thời gian để áp dụng được các hình xăm đó trong thực tế, phát minh này có thể mở ra những phương pháp mới nhằm bảo vệ và chữa trị hiệu quả bệnh nhân.

(Theo Thanhnien online)

  • Đồ chơi tình dục có từ thời… đồ đá?
  • Phương pháp mới về chẩn đoán sớm bệnh ung thư
  • Bay thử 520 ngày đêm trong mô hình Sao Hỏa
  • Phụ nữ nhanh già do tiếp xúc nhiều với máy tính
  • Phát minh thiết bị laser THz thăm dò tia vũ trụ
  • Nhật Bản công bố xây căn cứ robot trên Mặt Trăng
  • Áo cưới tự hủy
  • Phát hiện con cá dài 3,65m
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị