Một khoang của tàu Stardust chứa các hạt bụi thu được từ các ngôi sao và sao chổi hôm nay đã đáp xuống trái đất sau bảy năm thám hiểm trong vũ trụ.
Tàu thám hiểm vũ trụ Stardust của Mỹ đã thả khoang chứa các mẫu thu được khi nó đi ngang qua trái đất sau chuyến đi vòng tròn hơn 4,8 tỷ km, sau đó con tàu lại tiếp tục hành trình bay theo quỹ đạo quanh Mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng các hạt nguyên sơ mà con tàu thu được trong vũ trụ sẽ giúp họ hiểu thêm về nguồn gốc của Hệ Mặt trời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một con tàu thám hiểm vũ trụ đã đưa về trái đất những vật chất như vậy.
Đây cũng là những nguyên liệu đầu tiên từ vũ trụ được mang về trái đất kể từ năm 1976 khi tàu Luna 24 không người lái của Liên Xô thu được đất và đá từ Mặt trăng.
Tàu Stardust thả khoang nặng 45kg của nó vào lúc 12 giờ 57 (giờ Việt
Tại độ cao khoảng 32 km, khoang tàu đã thả một chiếc dù nhỏ để giảm tốc độ và dù chính đã mở ở độ cao khoảng 3 km đưa khoang tàu đáp xuống một căn cứ quân sự ở tây nam Salt Lake City trên sa mạc Utah ở Mỹ vào lúc 3 giờ 12 (giờ địa phương), tức 17 giờ 12 phút (giờ Việt Nam).
Tại một số vùng ở tây bắc Mỹ, người ta có thể nhìn thấy một dải sáng trên bầu trời lúc khoang tàu đang hạ cánh.
Gần một giờ sau đó, máy bay trực thăng đã xác định được vị trí nơi khoang tàu hạ cánh. Sau đó, khoang này được đưa về một tòa nhà quân sự gần đó để tiến hành phân tích sơ bộ. Trong vài ngày tới, khoang này sẽ được chuyển tới một phòng thí nghiệm đặc biệt tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở thành phố
Stardust đã được phóng vào vũ trụ ngày 7.2.1999 để thu lượm bụi và mảnh vỡ chung quanh sao chổi. Tên con tàu có nghĩa là bụi sao.
Tàu đã thu được các hạt bụi từ Sao chổi Wild 2 hồi tháng giêng năm 2004 khi nó bay cách sao chổi kết cấu bằng băng đá và bụi khoảng 240 km.
Stardust gửi về 72 ảnh chụp từ cuộc chạm trán với sao chổi.
Hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới sẽ phân tích các mẫu quý giá mà Stardust gửi về.
Bà Monica Grady thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Không gian và Hành tinh nói: “''Những hạt nhỏ mà con tàu Stardust mang về là những nguyên liệu hấp dẫn nhất về mặt khoa học và cũng đầy thử thách về mặt kỹ thuật, Hãy tưởng tượng chúng ta phải nhặt lấy một hạt mà chỉ bé chưa bằng một phần trăm dấu chấm ở cuối câu này”.
Sao chổi được xem như những ''hộp thời gian'' vũ trụ chứa những nguyên liệu không bị thay đổi từ khi Mặt trời và các hành tinh được hình thành.
Một số nhà khoa học cho rằng các sao chổi có thể đã “gieo mầm” cho Trái đất những khối chất hóa học cần thiết cho sự sống.
Tiến sỹ Simon Green thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Không gian và Hành tinh nói: “'Bụi sao có thể mở một cửa sổ mới vào quá khứ xa xưa. Các sao chổi được hình thành bởi đá và rất lạnh. Chúng đã rất lạnh như vậy kể từ khi hình thành và điều này giúp bảo vệ các vật chất hình thành nên chúng khỏi quá trình ấm nóng. Những nguyên liệu này không hề thay đổi từ khi được hình thành vào lúc Hệ Mặt trời ra đời. Do vậy, chúng ta gần như có một hộp thời gian nhỏ về nguyên trạng vũ trụ cách đây 4,5 tỷ năm.''
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com