Một lần ngài Winston Churchill dự đoán rằng có thể nuôi ức và cánh gà hiệu quả hơn mà không cần phải chăm những con gà thật. Và thực tế các khoa học gia từ đó đã biết cách nuôi cấy những khối thịt phòng lab nhỏ xíu và khẳng định một ngày nào đó chúng ta có thể sản xuất thịt trong hũ chứa mà chẳng cần đến một loại vật nuôi nào.
Sườn hay thịt miếng heo được nuôi cấy trong phòng lab có thể xóa sạch vấn đề nhiễm khuẩn thực phẩm mà báo chí thường cảnh báo ngày nay cũng như giải quyết được mối bận tâm về ô nhiễm môi trường đến từ các nông trang chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó cũng mở ra khả năng lạ và thậm chí có thể làm phiền lòng mà có khi người ta cho là chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Và cuối cùng, ai biết loại thịt nào mà người ta muốn nuôi cấy để làm thức ăn? Lợi ích đã được công bố: Các nhà công nghệ sinh học đang ngày càng gia tăng nuôi cấy dây thần kinh, tim và các mô khác trong phòng thí nghiệm. Gần đây, các nhà khoa học thậm chi còn báo cáo về việc phát triển mô dương vật nhân tạo ở thỏ. Dù rằng các nghiên cứu như vậy chỉ nhằm mục đích chữa trị cho người bệnh nhưng kỹ sư Y sinh Mark Post từ đại học Maastricht, Hà Lan và các đồng nghiệp lại cho rằng nó cũng có thể giúp đáp ứng nhu cầu thịt ngày một gia tăng trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu này lưu ý rằng nuôi cấy cơ xương trong phòn g nghiệm – một loại mà người ta thường như là thịt ăn hằng ngày – có thể giải quyết nhiều vấn đề: Tránh sự đau đớn cho động vật nhờ giảm nghề trang trại cũng như giết vật nuôi. Cắt giảm đáng kể thực phẩm từ nguồn mang bệnh như bệnh bò điên và nhiễm khuẩn salmonella hoặc mầm bệnh như virus cúm heo bằng việc giám sát sự phát triển của thịt trong phòng lab. Theo tổ chức nông lương LHQ FAO, vật nuôi hiện chiếm 70% điện tích đất nông nghiệp, tương đương với 30 diện tích bề mặt trái đất. Các phòng thí nghiệm có lẽ sẽ đòi hỏi ít diện tích hơn nhiều. Vật nuôi thải ra 185% khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiều hơn tất cả khí thải của các phương tiện giao thông trên trái đất, FAO bổ sung. Vì chính động vật gây ra lượng khí này nên giảm số lượng vật nuôi có thể giúp xóa bỏ sự ấm lên toàn cầu. Cần tăng qui mô: Các tế bào gốc được xem là nguồn thịt hứa hẹn nhất vì chúng có thể có khả năng chuyển thành các mô được yêu cầu và các nhà khoa học đã chỉ ra các tế bào vệ tinh là các tế bào gốc cơ tự nhiên chịu trách nhiệm tái tạo và sữa chữa trong cơ thể trưởng thành. Tế bào gốc phôi cũng có thể được dùng nhưng rõ ràng bị hạn chế bởi vấn đề đạo đức và chúng có thể nuôi cấy thành các mô ngoài các cơ mong muốn. Để nuôi cấy thị trong phòng thí nghiệm từ các tế bào vệ tinh, các nhà nghiên cứu cho rằng kỹ thuật xử lý mô, quá trình mà các tế bào gốc thường được nhúng vào khuôn cối sinh học ba chiều tổng hợp nơi có đủ môi trường lý hóa cho tế bào phát triển phù hợp. Các yếu tố quan trọng khác bào gồm kích thích điện và kéo cơ học các cơ để luyện tập cho chúng và giúp chúng lớn lên một cách phù hợp, và có thể nuôi cấy các tế bào khác bên cạnh các tế bào vệ tinh để cung cấp tín hiệu phân tử cần thiết. Cho đến nay các nhà khoa học chỉ mới nuôi cấy các mẩu cơ xương nhỏ, chỉ bằng nửa kích thước của một tấm hình nhỏ. Mẩu nhỏ như thế có thể dùng trong nước sốt hoặc pi-za, nhưng tạo ra một miếng thịt sẽ đò hỏi qui môi sản xuất lớn hơn, Post và các cộng sự gần đây giải thích trên tạp chí Xu hướng KH-CN Thực phẩm. Tư duy bi quan: Điều phân vân là nếu loại thịt như thế được tạo ra thì các nhà khoa học sẽ chọn thịt bò, thịt heo, thịt gà hay là cá. Tuy nhiên khoa học viễn tưởng tư lâu đã giễu cợt với những khả năng bi quan hơn mà thịt vô tính mang lại. Ở trong tác phẩm trào phúng sử thi KHCN "Transmetropolitan"của Warren Ellis và Darick Robertson, các siêu thị và tiệm thức ăn nhanh bán cá heo, lợn biển, các voi, hải cẩu con, khỉ và tuần lộc trong khi Long Pig lại bán “thịt người vô tính với giá tùy bạn chọn”. “Về nguyên tắc, chúng ta có thể thu được tế bào thịt tổ tiên từ tử thi người còn tươi và nuôi cấy thịt từ tế bào đó,” Post nói. “Khi bỏ qua các yếu tố bệnh tật và bối cảnh thú tính và ăn thịt đồng loại – bạn không giết họ lấy thịt vì họ đã chết – thì không có lý gì điều đó lại không có thể.” Dĩ nhiên, có nhiều phản đối tiềm tàng rằng người ta có thể nuôi cấy thịt bò, thịt gà hay thịt heo trong phòng lab, các loại thịt làm người ta lo nghĩ nhiều hơn khi ăn. Nhưng Post vẫn cho rằng việc marketing có thể vượt qua được các rào cản như thế. “Nếu mỗi gói thịt từ phương pháp chăn nuôi tự nhiên theo luật đi kèm kèm dòng chữ “Xin lưu ý, động vật đã bị giết để làm ra sản phẩm này” thì tôi có thể tưởng tượng đến một bước chuyển dần dần về văn hóa,” Post nói. “Dĩ nhiên chúng ta còn có một chặng đường rất xa phía trước để có thể tạo ra một sản phẩm mà thậm chí có tính cạnh tranh rất cao với các sản phẩm hiện có này.”Heo sinh sản vô tính. Ảnh: Popsci
(Theo Mike (LiveScience) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com