Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm truyền thông khoa học của Nhật Bản

 
Đưa hình ảnh nhà khoa học lên c chai rượu sake và lon bia, truyền thông khoa học Nhật Bản đang tiến hết mức đến sự gần gũi với cuộc sống.
 

GS Nasataka Watanabe đến từ Phòng Truyền thông thuộc ĐH Tsukuba, Nhật Bản đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thú vị của nước này trong truyền thông khoa học tại cuộc hội thảo do Bộ KH&CN tổ chức sáng 25/10 tại Hà Nội.

Là một nước có nền khoa học và công nghệ phát triển, Nhật Bản hiểu rất rõ rằng để tiếp tục duy trì đà phát triển này thì không chỉ cần chú trọng xây dựng đội ngũ các nhà khoa học hay hệ thống phòng thí nghiệm, mà phải xây dựng được một tinh thần khoa học trong xã hội, hay như mục tiêu nước này đề ra mới đây là “phấn đấu đưa khoa học trở thành một văn hóa lớn”.

Theo GS Watanabe, từ năm 1960 Nhật Bản đã tổ chức Tuần KH&CN vào tháng tư hằng năm. Đây là dịp người dân có cơ hội đi thăm các viện bảo tàng, dự các triển lãm hoặc tham gia các cơ sở nghiên cứu trên khắp cả nước.
Từ năm 1992, Nhật Bản có thêm các festival KH&CN cho giới trẻ gọi là Youngsters' Festival. Ban đầu hoạt động này chỉ được tổ chức ở 5 thành phố, giờ được tổ chức ở hơn 100 thành phố. Từ năm 2006, Science Agora, sự kiện truyền thông khoa học lớn nhất ở Nhật Bản được tổ chức vào tháng 11 hằng năm và kéo dài ba ngày ở Công viên Hàn lâm ở Tokyo với số lượt người tham dự liên tục tăng từ 1,7 triệu lượt trong năm đầu tiên lên hơn 7 triệu lượt hồi năm ngoái.

Những năm 1980 đến năm 2000 là thời kỳ bùng nổ hoạt động xây dựng các bảo tàng khoa học ở Nhật Bản, chẳng hạn từ năm 1990 đến năm 1995 đã có 85 bảo tàng được xây dựng.
 


Hình ảnh nhà vi khuẩn học Hideyo Noguchi
trên chai rượu sake
Mặcdù luôn chú trọng việc giới thiệu KH&CN đến công chúng rộng rãi, nhưng các số liệu cho thấy mối quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ, lại có xu hướng giảm. Theo kết quả một cuộc điều tra chỉ có 8% thanh niên Nhật Bản muốn chọn các nghề liên quan đến KH&CN, trong khi con số trung bình này ở một số nước phát triển khác là 25%.

Giới trẻ Nhật Bản nhận thức được KH&CN là rất quan trọng nhưng họ cho rằng hiểu biết của họ về nó hết sức mơ hồ vì các vấn đề thì quá phức tạp, trong khi rất thiếu những cách trình bày và giải thích đơn giản và rõ ràng.

Đó chính là lý do vì sao từ năm 2006, Nhật Bn bắt đầu tổ chức các khóa đào tạo chính quy đầu tiên về truyền thông khoa học tại ba trường đại học. Truyền thông khoa học của Nhật Bản cũng từ bỏ quan niệm tuyên truyền từ trên xuống, tức là người có chuyên môn đẩy kiến thức cho người không có chuyên môn, mà  thay vào đó là tăng cường tương tác ngang bằng giữa những người có chuyên môn và không có chuyên môn để hai bên cùng hiểu được suy nghĩ của nhau.

Ngày nay, người dân Nhật Bản có thể tiếp cận với thông tin khoa học bằng rất nhiều con đường: đọc báo, xem truyền hình, đọc truyện tranh, hay đến quán cà phê... Các quán cà phê khoa học ở Nhật Bản tuy ra đời muộn hơn so với ở Anh và Pháp nhưng phát triển rất nhanh. Nếu năm 2007 mới có gần 400 quán trên khắp cả nước thì ba năm sau đã có hơn một nghìn quán, nơi người dân có thể trao đổi thông tin hoặc dự các buổi nói chuyện về KH&CN. Sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011, đã có thêm 30 quán cà phê khoa học như vậy nhưng chuyên về thông tin động đất và phóng xạ, GS Watanabe cho biết.

Nhật Bản cũng thay đổi quan điểm về việc tạo dựng hình ảnh nhà khoa học. Ngoài việc xây tượng đài hoặc in chân dung các nhà khoa học lớn trên tiền giấy, Nhật Bản còn đưa hình ảnh họ lên chai rượu sake hoặc lon bia, theo lời GS Watanabe.

"Truyền thông khoa học của chúng tôi hướng tới mục đích làm cho hạt mầm tình yêu đối với khoa học vốn sẵn có trong mỗi người có thể nảy nở và lớn lên," GS Watanabe kết luận.


Tác giả: Thái Thanh
Theo Tia Sáng

  • Hai công ty viễn thông TQ bác bỏ cáo buộc của Mỹ
  • Nhật Bản phát minh thiết bị làm sạch đất nhiễm xạ
  • “Quái thú Brooklyn” xuất hiện ở New York
  • Tàn tích của vũ trụ sơ khai
  • Phát hiện sợi vật chất tối
  • "Cánh cửa đến địa ngục" ở Turkmenistan
  • Nga phát minh ra 1 thiết bị phát hiện ma túy mới
  • Mỹ lần đầu thử nghiệm máy bay dùng nhiên liệu cồn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị