Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lời giải mới cho bài toán lương thực

Các nhà khoa học hy vọng sẽ phát triển được giống lúa mới cho năng suất cao hơn 50% so với những giống hiện nay.

Tại thành phố Los Banos (Philippines), một cơ sở nghiên cứu đang được xây dựng để tiến hành thí nghiệm về một giống lúa năng suất cao. Nếu thành công, dự án của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) sẽ bảo đảm nhu cầu lương thực của con người trong tương lai sẽ được đáp ứng một cách đầy đủ.

Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI, hy vọng “Dự án C4” sẽ giúp chấm dứt những lo ngại về an ninh lương thực. Ảnh: The Straits Times

"Dự án C4"

Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI, cho báo The Straits Times (Singapore) biết: “Đây giống như là một dự án Apollo: tiến hành trong thời gian dài, rủi ro không nhỏ, nhưng nếu thành công sẽ mang lại rất nhiều lợi ích”. Ông nói thêm rằng sau cuộc khủng hoảng lương thực gần đây, giờ là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu dự án đầy tham vọng này.

Trong “Dự án C4” đang được tiến hành nói trên, các nhà khoa học hàng đầu thế giới tìm cách thay đổi hóa sinh của cây lúa để chúng có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời hiệu quả hơn. Mục tiêu là biến đổi di truyền của lúa để biến nó thành một loại cây trồng quang hợp C4 (như bắp, mía) vốn hấp thụ ánh sáng mặt trời nhanh và hiệu quả hơn cây trồng C3 (trong đó có lúa).

Ông William Quick, giáo sư Đại học Sheffield (Anh) vừa mới được bổ nhiệm làm người đứng đầu dự án, nhận định: “Để làm được như thế, chúng tôi sẽ phải thay đổi sinh hóa và cấu tạo của lá lúa. Chúng tôi vẫn chưa hiểu được cơ chếđể làm điều này, nhưng dù sao mọi thứ cũng chỉ mới bắt đầu”. Ông Quick dự báo rằng sẽ mất từ 15 đến 25 năm để giống lúa C4 này có mặt tại các cánh đồng.

Kinh phí ban đầu của dự án hiện vào khoảng 11,5 triệu USD, được hỗ trợ bởi tổ chức từ thiện của vợ chồng tỉ phú Bill Gates. Một bước đột phá sớm có thể giúp dự án nhận được thêm nhiều nguồn tài trợ khác.

Giống lúa thông minh

Dự án được tiến hành trong bối cảnh xuất hiện những mối lo ngại mới về nguồn cung cấp gạo sau cuộc khủng hoảng giá của loại lương thực này vào năm ngoái. Các cơn bão ở Philippines, tình trạng mưa lũ tồi tệ ở Ấn Độ và nạn côn trùng phá hoại mùa màng ở Thái Lan tiếp tục gây sức ép không nhỏ lên giá gạo, đồng thời thu hút sự quan tâm của quốc tế về vấn đề an ninh lương thực.

Theo IRRI - tổ chức đã khởi đầu cuộc cách mạng xanh đầu tiên về lúa năng suất cao – sản lượng gạo phải tăng 2% mỗi năm để theo kịp nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Dù vậy, mục tiêu này mới đạt được chưa đến phân nửa. IRRI hy vọng giống lúa C4 có năng suất tăng đến 50% so với những giống lúa hiện nay.
 
Ông Zeigler nhận định: “Nếu dự án thành công, chúng ta sẽ không còn phải lo về nguồn cung cấp gạo”. Trong khi đó, ông Quick mô tả sự thành công này, nếu có, sẽ không khác gì một cuộc cách mạng xanh thứ hai.

Tuy nhiên, IRRI không muốn dừng lại ở đó. Ông Zeigler cho biết: “Bước tiếp theo sẽ là một giống lúa thật sự thông minh, không cần đến nhiều phân bón. Nó có thể phát hiện thành phần nitơ trong đất, đồng thời tự cân bằng những nhu cầu của mình bằng cách hấp thụ thêm nitơ từ không khí.

Về cơ bản, nó sẽ có hệ thống kiểm soát di truyền của riêng mình để tinh chỉnh cách thức tương tác với môi trường”. Một khả năng khác là tạo ra giống lúa đòi hỏi ít thời gian nấu hơn. Ông Zeigler nói: “Chúng ta đang nói về một số giống lúa rất lý thú”.

 

(Theo Phương Võ/nld)

  • Cây xanh hút chất độc của máy tính
  • Thuốc khử trùng chưa hẳn đã diệt được vi khuẩn
  • Trung Quốc trình làng tàu cao tốc nhanh nhất thế giới
  • Phát hiện vết tích loài khủng long cổ nhất thế giới
  • Mối quan hệ giữa tiếng chim hót và ngôn ngữ của loài người
  • Châu chấu di chuyển theo cảm giác hay thị giác
  • Chim thành phố sợ béo phì
  • Thấy xác tàu bệnh viện đắm hồi Thế chiến II
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị