Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mars Express phát hiện được băng dưới bề mặt sao Hỏa

Thí nghiệm đầu tiên nhằm tìm kiếm sự có mặt của nước phía dưới bề mặt sao Hỏa đã cho thấy các dấu hiệu của một hồ băng bị lấp kín dưới một miệng núi lửa bị vùi lấp.

Sử dụng thiết bị rada MARSIS ((Mars Advanced Radar for Subsurface and Ionosphere Sounding), được gắn trên tàu thăm dò sao hỏa Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, các nhà khoa học đã tìm cách "nhìn" sâu xuống dưới bề mặt của hành tinh đỏ.

Họ đã sử dụng các sóng vô tuyến từ một chiếc ăng-ten có đường kính 20m của thiết bị này để xâm nhập qua bề mặt của sao Hỏa và thu lại sóng phản hồi từ các lớp vật liệu khác nhau. Cường độ và thời gian trễ của những sóng phản xạ này sẽ giúp các nhà khoa học định vị được các lớp băng, thậm chí là cả các tầng đất ngậm nước hay các khối nước lỏng thông thường.

Kết quả của lần quét đầu tiên, được thực hiện vào hồi tháng 7 năm nay, đã cho thấy rõ cái mà các nhà khoa học tin rằng đó là một miệng núi lửa bị sụp đổ, có chiều rộng lên đến 250km và nằm sâu dưới bề mặt của sao Hỏa khoảng 1,5 đến 2,5km. Và lòng chảo này một phần bị lấp đầy bởi một loại vật chất mà các nhà khoa học tin rằng đó chính là băng. Và theo ông Jeff Plaut, một thành viên của của nhóm nghiên cứu MARSIS thuộc NASA thì điều này thật đáng ngạc nhiên bởi nó nằm trong một khu vực có khí hậu khá ôn hòa có tên là Chryse Planitia, nơi không có một chút băng nào trên bề mặt.

Việc khám phá thêm những miệng núi lửa bị vùi lấp này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu tình trạng của Sao Hỏa từ hàng tỷ năm trước đây, trước khi các lỗ này bị bao phủ bởi bụi và các dòng dung nham.

Ông John Murray, một nhà khoa học ở ĐH Mở tại Milton Keynes (Anh) nói: "Điều này thật thú vị bởi nó cho phép chúng ta tái tạo được lịch sử địa lý của sao Hỏa một cách chi tiết hơn".

MARSIS cũng đã xem xét dải băng ở khu vực cực bắc sao Hỏa và đã phát hiện được rằng dải băng này có độ dày khoảng 1,8km. Ông Plaut từng cho rằng có khả năng sẽ phát hiện được nước ở dưới đáy lớp băng này, nhưng MARSIS không tìm thấy chứng cứ nào cho thấy có chất lỏng nào ở đó cả.

Việc thực hiện thí nghiệm bằng thiết bị MARSIS đã bị trì hoãn tới hơn một năm, sau khi các kỹ sư lo ngại rằng việc mở ăng-ten sẽ làm mất ổn định con tàu. Tuy nhiên, cuối cùng đến tháng 6 vừa qua, chiếc ô này vẫn được mở ra và các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm nhận được thêm những kết quả khác nữa. Ông Plaut nói: "Những dữ liệu mà chúng tôi nhận được cho đến nay mới chỉ là kết quả thí nghiệm trong vài tuần".

Ông giải thích rằng MARSIS chỉ có thể nhìn thấu qua bề mặt sao Hỏa khi nó tiến lại gần nhất với hành tinh này vào ban đêm. Và theo quỹ đạo của Mars Express, vị trí gần nhất với bề mặt sao Hỏa vào ban ngày của con tàu này đã qua từ vài tháng trước. Nhưng ông Plaut cho biết đến tháng này, Mars Express sẽ quay trở lại bán cầu tối của hành tinh đỏ.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị