Các nhà khoa học đến từ đại học Leeds đã chứng minh rằng axit trong khí quyển phân chia các phân tử sắt lớn trong bụi thành những hạt sắt cực nhỏ hòa tan mà các sinh vật phù du dễ dàng hấp thu.
Đây là một phát hiện quan trọng, vì thiếu sắt là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh vật phù du trong đại dương – đặc biệt là ở các vùng biển phương nam và một vài phần của đông Thái Bình Dương. Việc cung thêm các hạt sắt cực nhỏ sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu cacbon dioxit trong khí quyển.
Tiến sĩ Zongbo Shi, tác giả hàng đầu của nghiên cứu, giảng viên trường Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Leeds, phát biểu: “Đây có thể là một khám phá rất quan trọng bởi vì trong đại dương chỉ tồn tại một lượng nhỏ sắt hòa tan. Nếu sinh vật phù du được sử dụng các hạt sắt cực nhỏ hình thành trong mây, thì lượng sắt cung cấp cho sinh vật phù du sẽ tăng lên đáng kể.”
Những giọt nước li ti trong các đám mây hình thành quanh bụi và các phân tử vật chất khác. Khi mây quá nặng và dẫn tới mưa, bề mặt của các hạt mưa rất giàu tính axit. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng mà không khí bị ô nhiễm.
Những giọt nước li ti trong các đám mây hình thành quanh bụi và các phân tử vật chất khác. Khi mây quá nặng và dẫn tới mưa, bề mặt của các hạt mưa rất giàu tính axit. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng mà không khí bị ô nhiễm. Điều lạ là, các nhà khoa học lại cho rằng những khu công nghiệp quy mô lớn ở những nước như Trung Quốc có thể chống lại hiện tượng Trái đất nóng lên ở một chừng mực nào đó bằng cách tạo ra sắt dễ hấp thu bởi sinh vật trong đại dương, từ đó góp phần vào quá trình loại bỏ cacbon dioxit trong khí quyển. (Ảnh: © Michele Hogan) |
Điều lạ là, các nhà khoa học lại cho rằng những khu công nghiệp cỡ lớn ở những nước như Trung Quốc có thể giúp chống lại quá trình Trái đất nóng lên ở một chừng mực nào đó, bằng cách tạo ra nhiều sắt hữu ích cho sinh vật trong đại dương, từ đó thúc đẩy quá trình loại bỏ cacbon dioxit trong khí quyển.
“Ô nhiễm do con người gây nên đang làm tăng thêm lượng axit trong khí quyển, do đó có thể thúc đẩy sự hình thành của các hạt sắt cực nhỏ,” tiến sĩ Shi cho biết.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tái tạo mô hình mây trong phòng thí nghiệm và cho thêm các mẫu bụi lấy từ Sahara. Bằng cách này họ có thể bắt chước các điều kiện tự nhiên để giám sát quá trình hóa học xảy ra.
Kết quả cho thấy sự phức tạp của quá trình hấp thu sắt tự nhiên vào đại dương và đem lại những ý tưởng mới mẻ cho các dự án gần đây trong đó con người chủ động tăng thêm lượng sắt vào các đại dương phương nam để thúc đẩy quá trình phát triển của sinh vật phù du.
Giáo sư Michael Krom đến từ đại học Leeds, khảo sát viên chính của nghiên cứu, cho biết: “Quá trình này đang diễn ra với các đám mây trên khắp thế giới, và có những tác động rất lý thú đối với các đại dương. Những gì chúng tôi khám phá được lần này là một nguồn sắt hòa tan có lợi cho sinh vật đang được đưa xuống bề bặt Trái đất qua các trận mưa.”
Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên Hoa Kỳ.
(Theo ScienceDaily)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com