Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NASA "bắn phá" bề mặt Mặt Trăng để tìm nước

 
NASA phóng tên lửa lên Mặt Trăng để tìm các dấu hiệu của nước. (Ảnh: Internet).

Ngày 8/10, trong chương trình nghiên cứu trở lại Mặt Trăng trị giá hơn 120 tỷ USD, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng một tên lửa xuống miệng một núi lửa ở cực Nam của Mặt Trăng và sau đó cho một thiết bị thăm dò lao vào đám bụi do tên lửa này tạo ra để tìm các dấu hiệu của nước đóng băng trên vệ tinh này của Trái Đất.

Theo tính toán của NASA, vụ va chạm này có sức công phá như một quả bom lớn có thể tạo ra hố sâu 3 mét và rộng 20 mét, đủ để làm tung lên đám mây bụi khoảng 250 mét khối trên bề mặt Mặt Trăng.

Thiết bị thăm dò sau khi lao vào đám bụi và truyền các dữ liệu phân tích về Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cũng đã lao xuống bề mặt của Mặt Trăng.

Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng việc phát hiện được băng trên Mặt Trăng cũng có ý nghĩa như phát hiện được mỏ vàng lớn vì băng sẽ cung cấp nước uống và không khí để thở cho các nhà du hành, cũng như nhiên liệu cho tên lửa tiếp tục hành trình lên Sao Hỏa, giảm đáng kể chi phí của các chuyến du hành lên các hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Hiện tại, NASA phải chi phí tới 50.000 USD để đưa vật nặng 1 pound (0,454kg) lên Mặt Trăng. Các miệng núi lửa trên Mặt Trăng sâu đến mức ánh sáng Mặt Trời không tới được, vì vậy, đây có thể là nơi chứa băng từ thời cổ xưa mà nếu lấy được mẫu có thể hiểu thêm về cách thức hình thành Hệ Mặt Trời.

Các nhà khoa học của NASA hiện chưa khẳng định trên Mặt Trăng có nước hay không và cho biết họ cần vài tuần để đánh giá và phân tích các dữ liệu trước khi có thể kết luận về vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu phát hiện trên Mặt Trăng có nước thì đây sẽ là bước đột phá trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, và đặt nền móng cho việc xây dựng các cơ sở cung cấp nước hoặc nhiên liệu trên hành tinh này phục vụ các chuyến thám hiểm vũ trụ trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu của NASA cho biết các dữ liệu thu được từ chuyến thám hiểm Mặt Trăng mới đây của Ấn Độ cho thấy các phân tử nước chỉ cách bề mặt Mặt Trăng vài milimét và đây là dấu hiệu của quá trình hình thành nước có thể đang diễn ra trên Mặt Trăng.

Quá trình này khởi đầu do tác động của các phần tử hidro do gió Mặt Trời mang tới cùng với khí ôxy trong đất của Mặt Trăng./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Biến thể mới của virus A/H1N1 kháng thuốcTamiflu
  • 7 sản phẩm kỹ thuật mới hữu ích nhất
  • Tàu vũ trụ Nga lắp ghép thành công với ISS
  • Giải mã bí ẩn về một con tàu trong Thế chiến II
  • Giải mã bí ẩn vì sao bé sơ sinh hay khóc
  • Phát hiện hóa thạch động vật có vú thời tiền sử
  • Chế tạo "pin hạt nhân" nhỏ xíu
  • Sơn bảo mật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị