Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NASA "bỏ bom" Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm nay sẽ tiến hành "bỏ bom" xuống bề mặt của chị Hằng để giải mã điều bí ẩn xung quanh lượng nước trên Mặt trăng.

Sự kiện này sẽ diễn ra vào khoảng 7h30 sáng ngày 9/10 theo giờ Mỹ, tương đương 19h30 giờ Việt Nam và sẽ được phát trực tiếp tới hàng triệu người xem trên toàn thế giới. 

Hình ảnh trên máy tính mô phỏng vụ va chạm trên Mặt trăng.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi một tên lửa và một vệ tinh lao xuống cực nam của Mặt trăng với vận tốc 9.000km/h, tạo thành trận mưa đất đá có thể cao tới 10km mà NASA hi vọng sẽ giúp chứng thực sự tồn tại của một lượng nước đủ cung cấp cho các chuyến viếng thăm của các phi hành gia trong tương lai. Đầu tiên, một tên lửa nặng 2.305kg của NASA có tên gọi Centaur sẽ đâm xuống cực nam của Mặt trăng, tạo ra một trận mưa đất đá khổng lồ và khoét hố sâu khoảng 4m. Hố này, có đường kính khoảng 6,6m, tương đương 1/3 sân bóng đá trong nhà.

Tên lửa Centaur và vệ tinh Shepherding tách nhau ra trước khi lần lượt đâm vào bề mặt của Mặt trăng.

4 phút sau đó, vệ tinh Shepherding sẽ đi đúng vào đám khói bụi bay lên từ Mặt trăng do vụ nổ tạo ra nhằm quan sát xem có nước trong đám bụi hay không. Shepherding cũng sẽ chuyển các hình ảnh của vụ va chạm về trái đất trước khi vệ đâm vào Mặt trăng.

Cả Centaur và Shepherding đều thuộc Vệ tinh Cảm biến và Quan sát Miệng núi lửa Mặt trăng (LCROSS) được NASA phóng lên hôm 18/6 trong sứ mệnh thăm dò Mặt trăng.

Bản đồ khu vực cực nam của Mặt trăng.
Các nhà khoa học cho hay, việc tìm thấy nước trên Mặt trăng sẽ mở ra các chuyến thám hiểm Mặt trăng có người lái và thiết lập nơi định cư lâu dài của con người trên đó.

Các nhà thiên văn nghiệp dư tại một số nơi trên thế giới có thể quan sát vụ nổ bằng kính thiên văn. Trang web của NASA cũng sẽ phát trực tiếp những hình ảnh của vụ nổ tới người xem trên khắp hành tinh.

(Theo HP // Dân trí)

  • Khám phá vành đai mới của sao Thổ
  • Loài kiến toàn kiến cái
  • Một số kim loại quý trên Trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ
  • Trái Đất đang bị đe dọa bởi các thiên thạch
  • Rác vũ trụ lao vào phòng ngủ
  • Phát hiện thêm 32 hành tinh mới
  • Biến phân thành tiền
  • Một sao lùn trắng sẽ phát nổ trong vài triệu năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị