Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga thử thành công thiết bị lặn sâu có người lái

Tàu ngầm Konsul. (Nguồn: Internet)
Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin quân đội Nga đã thử nghiệm thành công thiết bị lặn sâu có người lái mới mang tên "Konsul."

Theo kế hoạch, cuối năm nay, Hải quân Nga sẽ được trang bị loại tàu ngầm này để phục vụ các lợi ích quốc phòng đồng thời có triển vọng sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, như thăm dò địa chất.

Các cuộc thử nghiệm thiết bị lặn Konsul cho thấy thành công đáng kể của ngành chế tạo kỹ thuật lặn sâu ở Nga. Tại Bắc Băng Dương, Konsul đã chinh phục độ sâu 6.270m.

Trong số các thiết bị lặn thế hệ tương đương hiện đang hoạt động trên thế giới, mới chỉ có thiết bị lặn Shinkai 6500 của Nhật Bản đạt được độ sâu 6.527m. Tuy nhiên, tầu lặn của Nga có khả năng cạnh tranh với Shinkai 6500 bởi trên thực tế, Konsul có thể lặn sâu hơn mức 6km theo thiết kế. Tàu ngầm này được chế tạo với "mục đích kép" vừa phục vụ các dự án đặc biệt của Hải quân Nga, vừa có thể phục vụ các nghiên cứu địa chất, địa vật lý hải dương.

Giới chuyên gia cho rằng Konsul sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của Hải quân Nga với triển vọng tham gia những hoạt động khác nhau như cài đặt thiết bị dưới biển; theo dõi các tàu ngầm, tàu nổi; phục vụ công tác thủy văn: rà soát nhiệt độ nước, độ mặn, hướng dòng chảy, sự thay đổi mực nước biển; tham gia sửa chữa cáp ngầm, dò mìn, điều tra tàu đắm, máy bay rơi, tàu ngầm...

Thiết bị lặn trên còn có thể tham gia cứu hộ ở độ sâu lớn, với thời gian hoạt động liên tục 12 giờ, và thực hiện các thao tác cứu hộ, kể cả phá khoang tàu, trong khi cho đến nay, các thiết bị tương tự chưa đủ khả năng này. Konsul có tính năng đáp ứng đưa lên bề mặt nước khối lượng 200kg, chỉ số chiều cao và chiều rộng của thiết bị lớn hơn so với các tàu ngầm cùng loại.

Ngoài ra, tàu lặn có người lái Konsul sở hữu hệ thống an toàn đặc biệt, có thể tự động nổi lên bề mặt trong trường hợp bất khả kháng nhằm cứu thủy thủ đoàn.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Kính thông minh giúp người mù khôi phục thị lực
  • Radar giúp cảnh báo những kẻ đánh bom liều chết
  • Bao giờ Mặt trăng bay khỏi Trái đất?
  • Bút vẽ ra mạch điện trên giấy
  • Kính công nghệ cao giúp người khiếm thị có thể 'nhìn'
  • Sao chổi mới bay qua hệ Mặt Trời vào năm 2013
  • “Đám mây” - trung tâm mới của cuộc sống số
  • Vì sao băng trên Trái Đất tan nhanh hơn dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị