Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những chiến binh đặc biệt

Chiến tranh hiện đại tưởng chừng như chỉ biết đến sự ứng dụng của những vũ khí tối tân như: máy mã vô tuyến, hệ thống dò tìm tàu ngầm hay quét thủy lôi bằng sóng âm, thiết bị cảm ứng khí độc… Nhưng những công việc này dù ở thời nào thì vẫn có một số loài vật làm tốt, thậm chí còn hiệu quả hơn cả những máy móc do con người chế tạo.

 

Bồ câu đưa thư khẩn

Bồ câu đưa thư.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, một cánh quân của Mỹ bị mất phương hướng trong rừng sâu. Lương thực và đạn dược cạn dần, khả năng bị tiêu diệt dần hiện rõ khi quân Đức ngày càng khép chặt vòng vây. Những người lính Mỹ khi đó đã gửi toàn bộ hy vọng sống vào Uyn-ki - chú bồ câu đưa thư duy nhất còn lại.

 

Không phụ sự mong mỏi của mọi người, vượt qua mưa bom bão đạn, Uyn-ki đã đem thư yêu cầu cứu viện tới bộ chỉ huy quân Mỹ. Những chiếc máy bay lập tức được lệnh chất đầy đạn dược và lương thực tiếp viện cho đội quân đang bị vây khốn kia. Nhờ đó, niềm tin và sức mạnh trở lại, họ phá vỡ vòng vây của quân Đức. Do lập được chiến công hiển hách, Uyn-ki đã vinh dự được trao tặng Huân chương Chữ thập, trở thành niềm tự hào và tấm gương cho những chiến binh bồ câu đưa thư của quân đội Mỹ.

 

Hải âu phát hiện tàu ngầm

 

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, dựa vào đội quân tàu ngầm hiện đại, phát xít Đức liên tục gây tổn thất cho hải quân Anh. Khi chưa nghĩ ra kế gì khả thi để đối phó với những chiếc tàu ngầm U-boát của Đức, viên sĩ quan chỉ huy của Anh đã "to gan" đưa ra ý tưởng: Huấn luyện hải âu để trinh sát tàu ngầm. Do hải âu rất thích tranh mồi theo bầy, nên quân Anh liên tục rải thức ăn trên mặt biển để dụ chúng đến.

 

Dần dần, họ đã tập cho lũ hải âu hình thành phản xạ có điều kiện: Hễ nhìn thấy có bóng đen di chuyển dưới nước là bám theo lượn vòng. Dưới sự hỗ trợ của bầy hải âu, kết hợp với hệ thống trạm quan sát, hải quân Anh đã chủ động trong việc phát hiện sự xâm nhập của tàu ngầm Đức vào hải phận Anh và ra đòn đánh chặn kịp thời.

 

Tôm quét thủy lôi

 

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phát xít Đức nghiên cứu chế tạo ra một loại thủy lôi kích nổ bằng âm thanh, bí mật thả ở những tuyến hàng hải quan trọng. Chỉ cần tàu thuyền của quân Đồng minh tới gần, tiếng động cơ của nó sẽ trở thành ngòi dẫn nổ những quả thủy lôi này.

 

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, sau khi phát hiện ra nguyên lý hoạt động của những quả thủy lôi loại mới của Đức, hải quân Anh - Mỹ đã cho bắt hàng tấn tôm búng tay. Loại tôm này rất đặc biệt, những chiếc chân của chúng liên tục cọ xát vào nhau và phát ra thứ âm thanh rất giống tiếng búng tay của con người, nên được gọi là tôm búng tay. Nhờ dàn hợp xướng tôm búng tay, những quả thủy lôi của Đức liên tục bị kích nổ, nhanh chóng làm phá sản hoàn toàn kế hoạch phong tỏa những tuyến đường biển quan trọng trên cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương của hải quân Đức.

 

Gà báo khí độc

 

Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, nhằm đối phó khả năng quân đội I-rắc sử dụng vũ khí sinh hóa, quân Mỹ đã đưa đến Cô-oét 43 con gà đặc biệt. Nói là đặc biệt vì chúng có khả năng mẫn cảm rất cao với các loại khí độc, có thể cảnh báo tình trạng không khí có khí độc hoặc vi trùng hay không và nếu phối hợp với các thiết bị cảnh báo khí độc khác thì sẽ đưa ra kết quả rất chính xác.

 

Những chiến binh gà này đưa sang Cô-oét chưa đầy một tuần thì phần lớn đã lăn ra chết vì không hợp thủy thổ. Tuy nhiên, cái cách người Mỹ sử dụng gà phát hiện khí độc đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu động vật trên thế giới.

 

Bùi Hồng Hà tổng hợp

  • Nhật muốn chế tạo robot côn trùng
  • Máy bay lên thẳng siêu mini PD-100 Black Hornet
  • 10 điều thú vị trong cuộc đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng
  • Sự sống trên trái đất bắt đầu từ vũ trụ?
  • Hoàn thành “chuyến bay” thử nghiệm lên Sao Hỏa
  • Bê tông từ trấu có thể giảm phát thải khí nhà kính
  • Một loài côn trùng chống lại loài cây xâm chiếm
  • Tinh tinh cũng biết cách làm giảm Stress
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị