Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ớt càng cay khả năng chống bệnh càng tốt?

Bệnh do nấm Phytophthora (loài Phytophthora capsici) là bệnh phổ biến trên nhiều cây trồng, nó làm ảnh hưởng nhiều đến các vụ mùa trên toàn thế giới, trong đó có cây ớt Chile ở New Mexico.

Một nghiên cứu của nghiên cứu sinh-sau tiến sĩ Tahboub trên tạp chí HortScience vào tháng 10/2008 đã ghi nhận sự phá hoại mạnh hơn của nấm Phytophthora tới những quả ớt có độ cay thấp, so với những quả có độ cay cao.

Theo quan sát của nhà nông tại đây, những quả ớt Chile có độ cay cao ít bị tác hại hơn so với những quả có độ cay thấp.

 

Việc kiểm soát nấm Phytophthora một cách hiệu quả nhất là chọn những loại cây có hệ gen kháng được bệnh do nấm này sinh ra. Một số giống cây đã được xem xét nhưng hiện nay chưa có cây nào có thể kháng bệnh nấm ở trong mọi điều kiện môi trường

Trái ớt Chile trở nên dễ nhiễm bệnh khi trồng trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng, có mưa lớn và độ ẩm cao trong nhiều ngày. Trước nghiên cứu này, chưa có đánh giá nào có tính hệ thống về mối quan hệ giữa độ cay của ớt Chile với (khả năng phản ứng của nó với nấm Phytophthora capsici). Nếu tìm ra được mối liên hệ này, chúng ta có thể hoàn thiện các chương trình trồng trọt để phát triển những giống cây ớt có khả năng kháng bệnh.

Dựa trên những quan sát thực tiễn tại New Mexico, Arizona và phía Nam Carolina, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng những cây ớt cho trái có độ cay cao có khả năng kháng được bệnh do nấm Phytophthora tốt hơn những cây có độ cay thấp. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả quan sát bệnh ở rễ và quả của một số loài ớt khác nhau.

Kết quả đã được kết luận, tuy nhiên, không có mối liên quan giữa độ cay của ớt và sức đề kháng của cây ớt với bệnh nấm Phytophthora. Ví dụ, ở loài Jalapeno, bệnh thường phát triển chậm nhất ở rễ, nhưng lại nhanh nhất ở quả trên cùng một cây.

Ngược lại, quả ở hầu hết những loại cây khác, bệnh phát triển nhanh hơn ở rễ nhưng lại chậm hơn ở quả. Vì rễ cây không chứa các tác nhân sinh độ cay như ở quả, nên sự phát triển chậm ở rễ và nhanh ở quả ở giống Jalapeno chứng tỏ độ cay chưa phải là nhân tố chính.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, ngoài độ cay có nhiều nhân tố khác liên quan đến phản ứng của quả với nấm bệnh Phytophthora capsici. Sự khác biệt hệ gen hay độ dày của vỏ cây, vỏ quả cũng có thể là nguyên nhân khi những nghiên cứu sâu hơn được kiểm chứng.

(ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )

  • VIN Etch, giải pháp ngăn chặn nạn trộm cắp kính xe ô-tô
  • Núi lửa sắp phun trào trên bán đảo Alaska
  • Biến đổi khí hậu làm loài nhện to lớn hơn
  • Giải mã 'thác máu' bí ẩn ở Nam Cực
  • Trồng cây trong nhà để làm giảm khí ozon
  • Hai thập kỷ nữa sẽ gặp gỡ "người ngoài hành tinh"
  • iCub : Rôbôt biết học hỏi
  • Bắt đầu thí nghiệm lớn nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị